Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Múa cổ điển Việt Nam có thay thế được múa cổ điển châu Âu?

Thứ Sáu 12/07/2019 | 11:17 GMT+7

VHO- Là câu hỏi được các đại biểu tranh luận tại Hội thảo Kế thừa và phát triển trong công tác đào tạo nghệ thuật Múa Việt Nam từ năm 2015 đến nay- Thực trạng và các giải pháp vừa được Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa. Tham dự hội thảo có gần 100 đại diện đến từ các đơn vị và cơ sở đào tạo: Cục Biểu diễn nghệ thuật (Bộ VHTTDL); Học viện Múa Việt Nam; Đại học Văn hóa, Nghệ thuật Quân đội…

 Với câu hỏi: Múa cổ điển Việt Nam có thay thế được múa cổ điển châu Âu hay không, bà Trương Thị Bích Nguyệt, giảng viên Học viện Múa Việt Nam cho rằng: Trong chương trình đào tạo diễn viên múa, múa cổ điển châu Âu (múa ballet) luôn là nội dung quan trọng và múa cổ điển Việt Nam cũng vậy. Trong đó múa ballet châu Âu có cấu trúc tác phẩm bằng các nhân tố: kịch bản văn học, âm nhạc, nhảy múa nghệ thuật, còn múa cổ điển Việt Nam luôn có cốt truyện hoàn chỉnh, chủ đề tư tưởng rõ ràng, có nhân vật hành động trung tâm, có xung đột cao trào… Vì thế, theo biên đạo múa Tuyết Minh, khó có thể trả lời được múa cổ điển Việt Nam có thể thay thế được múa cổ điển châu Âu hay không mà chỉ có thể nói múa cổ điển Việt Nam là sự kế thừa múa cổ điển châu Âu và có sự cách tân phát triển phù hợp.

Tương tự, ông Vũ Hồng Quân, giảng viên Trường Đại học Văn hóa, Nghệ thuật Quân đội cho biết: “Múa cổ điển châu Âu được đào tạo ở các nước châu Âu phải tuân thủ các điều kiện khắt khe về thời gian đào tạo cũng như lứa tuổi. Múa cổ điển Việt Nam ra đời cũng trên cơ sở múa cổ điển châu Âu nhưng được biến đổi theo tập tục văn hóa người Việt và đang tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể, học sinh ở châu Âu được tuyển chọn học múa từ rất sớm (lúc 9 -10 tuổi), lúc này, cơ thể các em còn mềm mại có thể uốn nắn và đến 20 tuổi thì kết thúc đào tạo. Trong khi đó, học sinh học múa cổ điển ở Việt Nam lại được tuyển chọn từ lúc 14 tuổi và 17 tuổi. Lúc này kết cấu xương của các em đã cứng nhắc khó uốn nắn, thời gian đào tạo lại bị rút ngắn nên phải căng sức học, cường độ luyện tập cao hơn. Do đó, không thể nói rằng múa cổ điển Việt Nam có thể thay thế múa cổ điển châu Âu mà ở đây là cách áp dụng để phù hợp với con người, bản sắc văn hóa con người Việt Nam. Múa cổ điển châu Âu khác với múa cổ điển Việt Nam, sự khác nhau cần tập trung giải quyết theo thời gian”.

Phó GS.TS, NSND Ứng Duy Thịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam cho rằng: “Múa cổ điển châu Âu là thành tựu nghệ thuật của nhân loại, khó có một loại hình múa nào có thể thay thế được. Múa cổ điển Việt Nam đã hình thành trên các thành tựu của múa cổ điển châu Âu và liên tục có nhiều cải tiến phù hợp với con người, văn hóa Việt Nam, cần được phát huy nhiều hơn nữa. Cho đến nay câu hỏi: Múa cổ điển Việt Nam có thay thế được múa cổ điển châu Âu hay không vẫn đang còn là câu hỏi cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn nữa để có câu trả lời thuyết phục”.

XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top