Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Múa đương đại Việt còn lắm "chông gai"

Thứ Hai 01/07/2019 | 09:52 GMT+7

VHO- “Tính đến nay, múa đương đại Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn trong sự phát triển sau hơn 20 năm kể từ khi du nhập. Để có được sự thành công này là sự nỗ lực cũng như tài năng của những nghệ sĩ nước nhà. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, múa đương đại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn…”.

 Đó là những ý kiến được đưa ra tại buổi tọa đàm, giao lưu, trao đổi nghệ thuật múa đương đại do Học viện Múa Việt Nam mới tổ chức. 

Nhọc nhằn trên đường trường 

Tại buổi tọa đàm, nhiều giảng viên của Học viện hiện cũng đang là nghệ sĩ múa đương đại phải thừa nhận, dù múa đương đại ở Việt Nam đã phát triển hơn so với những ngày đầu nhưng vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề tiếp cận khán giả. Là một trong những người thuộc lứa kế cận phát triển đầu tiên của múa đương đại, nghệ sĩ Bùi Tuấn Anh cho biết: “Múa đương đại gặp nhiều khó khăn cho khâu bán vé. Ở nước ta vốn đã quen với văn hóa “chiếu”, tức là mọi người chỉ ngồi lại và diễn qua lại cho nhau thôi chứ không cần phải mua vé. Nhiều nơi, nhiều người đã quen với lối sống tích trữ, tiết kiệm nên chuyện họ bỏ tiền ra để xem múa đương đại vẫn còn là điều gì đó khá xa lạ”. 

 Giảng viên và sinh viên Học viện Múa Việt Nam học hỏi kinh nghiệm từ chuyên gia nước ngoài

Theo một số nghệ sĩ, múa đương đại du nhập vào Việt Nam năm 1988. Thời gian đầu, chỉ đơn giản là những buổi học hỏi kinh nghiệm trao đổi giữa các nghệ sĩ múa với nhau. Phải đến khoảng những năm 1990 - 2000, Việt Nam mới có một số tác phẩm đầu tiên tạo tiếng vang cũng như khiến khán giả thích thú với bộ môn này. Tất nhiên, việc tạo thói quen để khán giả có hứng thú với nghệ thuật múa đương đại không phải là việc trong một vài ngày có thể làm được. Hiện những nghệ sĩ múa đương đại ở nước ta đang liên tục làm mới mình để kéo khán giả đến gần hơn. “Với những dịp có cơ hội được hợp tác với đoàn nghệ sĩ đến từ những nước có nền múa phát triển, anh chị em nghệ sĩ chúng tôi đều cố gắng tham gia để học hỏi được những cái mới, áp dụng phù hợp tại Việt Nam để thu hút công chúng cũng như rút ngắn khoảng cách giữa trình độ phát triển của múa đương đại Việt Nam và quốc tế”, nghệ sĩ Bùi Tuấn Anh chia sẻ. 

Có thể thấy trong các thể loại múa, đâu đó vẫn có bóng dáng của những động tác đương đại. Nhưng chính múa đương đại lại đang thiếu sân chơi cho riêng mình. Nếu như trước đây, trên sóng truyền hình xuất hiện nhiều chương trình nhảy múa dành cho những vũ công như Thử thách cùng bước nhảy - So you think you can dance hay Vũ điệu đam mê thì nay, toàn bộ những chương trình này cũng không còn phát sóng. Từ đó, những nghệ sĩ, nhất là những nghệ sĩ múa đương đại đang mất dần đi nơi để học hỏi kinh nghiệm biểu diễn. Cũng theo nghệ sĩ Tuấn Anh, hiện những nghệ sĩ, những người yêu thích múa đương đại ở Việt Nam mới chỉ tập trung theo từng nhóm nhỏ, cũng chưa có ai đứng lên để thành lập những hội, nhóm lớn. Điều này phần nào cũng làm mất đi tính chuyên nghiệp trong đời sống sinh hoạt múa đương đại. 

  Với cơ thể mềm, dẻo của người Việt thì đây sẽ là lợi thế rất lớn trong học múa đương đại. Người Việt mình cũng có đầu óc vô cùng nhanh nhạy khi tiếp cận với cái mới nhưng vì chưa thực sự quen với phong cách làm việc và sự sáng tạo. Việc cần làm hiện nay là khơi gợi sự sáng tạo để các bạn có niềm đam mê với môn nghệ thuật mới mẻ này. (Nghệ sĩ Trần Tiến Huy, Giám đốc Nghệ thuật và đoàn diễn viên Nhà hát Pfelz Theater Kaiserslautern - Đức) 

Có thế mạnh riêng 

Múa là sự kết hợp uyển chuyển giữa các động tác, kết hợp với âm nhạc hiện đại cùng với đó là biểu cảm trên khuôn mặt nhằm truyền tải những thông điệp tốt đẹp. Một nghệ sĩ múa để có được kỹ thuật điêu luyện nên được đào tạo ngay khi còn nhỏ. Theo nghệ sĩ Trần Tiến Huy, Giám đốc Nghệ thuật và đoàn diễn viên Nhà hát Pfelz Theater Kaiserslautern - Đức nhận định: “Với cơ thể mềm, dẻo của người Việt thì đây sẽ là lợi thế rất lớn trong học múa đương đại. Người Việt mình cũng có đầu óc vô cùng nhanh nhạy khi tiếp cận với cái mới nhưng vì chưa thực sự quen với phong cách làm việc và sự sáng tạo. Việc cần làm hiện nay là khơi gợi sự sáng tạo để các bạn có niềm đam mê với môn nghệ thuật mới mẻ này”. 

Đặc biệt, hiện nay ở nước ta đang có nhiều biên đạo có tuổi đời còn rất trẻ. Đây là đội ngũ biên đạo năng nổ, không ngại khó, ngại khổ và đầy sự sáng tạo. Với lợi thế là một quốc gia có lịch sử lâu đời cũng như một nền văn hóa nhiều màu sắc, đây cũng sẽ là nguồn đề tài bất tận để các nghệ sĩ đưa vào các tác phẩm của mình. Mặc dù du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng múa đương đại có vai trò rất quan trọng trong phát triển văn hóa. Thậm chí, với tính mở và không bị gò bó của mình, múa đương đại còn có những ưu thế vượt trội trong công tác quảng bá văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế. 

Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Bộ VHTTDL, múa đương đại Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể. Vẫn biết đây là một môn mới, sẽ có người khen, kẻ chê nhưng những nghệ sĩ Việt Nam vẫn đang ngày ngày tìm ra bước đi sáng tạo nhưng cũng không kém phần táo bạo để phát triển. 

 ĐÌNH TOÁN
 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top