Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Bạo hành trẻ em: Không thể tin nổi!

Thứ Tư 29/11/2017 | 08:39 GMT+7

VH- Không thể tưởng tượng nổi những cảnh hành hạ trẻ em được nhiều báo và mạng xã hội đăng tải. Một em bé chỉ hơn một tháng tuổi mà đã bị đánh đập không thương tiếc và bị ném lên cao như thú nhồi bông. Một lớp giữ trẻ mà không khí ngột ngạt còn hơn cả trại tập trung dưới thời Đức quốc xã. Các cháu bị đánh đập liên tục và bất kể vì lý do gì.

Thật khó tin là những chuyện như vậy lại có thể xảy ra trong xã hội của chúng ta. Nhưng không tin không được vì những video clip được đăng tải trên mạng là những bằng chứng không thể chối cãi. Vấn đề là tại sao hiện tượng hành hạ trẻ em, dã man, tàn bạo như vậy lại có thể xảy ra trên đất nước chúng ta? Phải chăng khả năng thực thi pháp luật và áp đặt việc tuân thủ pháp luật của chúng ta là rất hạn chế?
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của trẻ em được không chỉ pháp luật về hình sự bảo vệ mà còn cả Luật Trẻ em nữa. Thế nhưng, những người giúp việc cũng như các cô bảo mẫu đang hành xử như họ đang sống trong một nước không hề có pháp luật? Rõ ràng pháp luật chỉ tốt ngang bằng với việc pháp luật đó được thực thi như thế nào trong cuộc sống. Và trong cuộc sống thì rất nhiều em nhỏ đang không được bảo vệ.
Chính vì vậy, Nhà nước cần tập trung đầu tư nhiều hơn cho việc thực thi pháp luật. Đồng thời phải quy định rõ cơ quan nào phải chịu trách nhiệm thực thi Luật về trẻ em. Để khi trẻ em vẫn bị hành hạ như hiện nay thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm. Tất cả chỉ giao chung chung cho chính quyền địa phương như hiện nay thì quả thực rất bất cập.
Pháp luật cũng cần có quy định về việc lắp camera theo dõi trong tất cả các cơ sở giữ trẻ, các trường giáo dục mầm non. Phải làm cho các cô bảo mẫu ý thức được rằng họ luôn luôn bị theo dõi. Hành vi hành hạ trẻ em chắc chắn sẽ bị phát hiện và trừng trị.
Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trong đa số các nước phát triển đều là trách nhiệm của Nhà nước. Ở nước ta, do điều kiện kinh tế và ngân sách còn nhiều hạn chế, Nhà nước đã chấp nhận xã hội hóa rất nhiều cơ sở trông giữ trẻ. Tuy nhiên, chấp nhận xã hội hóa thì không có nghĩa là bỏ mặc cho xã hội. Nhà nước cần có sự giám sát và áp đặt về các chuẩn mực cho những cơ sở này. Một trong những chuẩn mực đầu tiên là các cô trông giữ trẻ phải được kiểm tra về sức khỏe tâm lý. Những người không biết yêu thương trẻ là gì nhất định phải bị loại khỏi nghề này.
Cuối cùng, chăm sóc bảo vệ con là trách nhiệm đầu tiên của bố mẹ. Ngoài việc sử dụng các thiết bị tin học hiện đại để giám sát người trông giữ trẻ, bố mẹ cần cảm nhận được nỗi đau, sự hoảng sợ của con mình. Nếu cháu bé khiếp sợ khi phải đến nhà giữ trẻ, nhà giữ trẻ đó chắc chắn có vấn đề. Đừng quá vô tâm với con thì chúng ta có thể cảm nhận được ngay là đang có điều bất ổn xảy ra với con mình.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top