Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nhiều khu tái định cư ở Kon Tum: Những ngôi làng “vắng như chùa Bà Đanh”

Thứ Sáu 19/04/2019 | 10:10 GMT+7

VHO- Hàng trăm tỉ đồng được tỉnh Kon Tum đầu tư để xây dựng các khu tái định cư (TĐC) với mục đích di dời người dân ở các huyện vùng sâu, vùng xa có nguy cơ sạt lở về nơi ở mới, sớm ổn định cuộc sống, tránh thiệt hại về người và tài sản do thiên tai. Vậy mà gần 10 năm qua, những ngôi làng TĐC này luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng bóng người.

 Một số ngôi nhà TĐC ở thôn Ba Khen – Long Tro, xã Văn Xuôi hư hỏng, xuống cấp

 Sau cơn lũ lịch sử tháng 9.2009, Kon Tum là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề. Ngoài việc cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng phải đầu tư mới, nhiều thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn nhiều huyện vùng sâu, vùng xa bị chia cắt, có nguy cơ tiếp tục sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Chủ trương đúng, nhưng…

Năm 2010, UBND tỉnh Kon Tum thực hiện dự án bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng thiên tai, sạt lở ra vùng an toàn cho hàng ngàn hộ dân ở các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Glei và Sa Thầy với mục tiêu để các hộ dân trong vùng dự án sớm ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất. Về lý thuyết thì đây là chủ trương đúng đắn, cấp bách lúc bấy giờ. Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, hậu quả cơn lũ lịch sử năm 2009 để lại là quá khủng khiếp, chỉ riêng trên địa bàn huyện nhiều thôn, làng bị chia cắt, nhà cửa kiên cố bị chôn lấp, hàng chục người dân bị chết, mất tích khiến người dân lúc đó rất hoang mang. Vì vậy khi tiến hành họp dân bàn về phương án di dời TĐC, bà con đã đồng thuận.

Năm 2010, UBND huyện Tu Mơ Rông lập tờ trình xin UBND tỉnh cho chủ trương di dời 21 làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn huyện về nơi ở mới. Theo đó, mỗi hộ dân khi chuyển về ở khu TĐC được cấp 400m2 đất ở và đất vườn. Nhà nước hỗ trợ 16 triệu đồng từ chương trình 167 và 5 triệu đồng tiền di dời để người dân xây dựng nhà ở, diện tích tối thiểu mỗi ngôi nhà là 27m2. Ước tỉnh chi phí di dời TĐC hơn 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, thực tế sau gần 10 năm tiến hành di dời TĐC, người dân vẫn không mấy mặn mà với nơi ở mới.

 Khu TĐC Đăk Đoát, xã Đăk Pét, huyện Đăk Glei vắng bóng người

… vì sao người dân lại không mặn mà?

Tìm về khu TĐC thôn Ba Khen - Long Tro, xã Văn Xuôi (huyện Tu Mơ Rông), tại đây có tổng cộng 72 ngôi nhà được xây dựng dọc trên 2 triền đồi, diện tích mỗi căn nhà từ 27m2 đến 36m2. Dạo quanh một vòng khu TĐC, chúng tôi ghi nhận chỉ có hơn 10 hộ dân sinh sống, còn lại hầu như bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, không có dấu hiệu người ở. Ông Cao Minh Luyến, Chủ tịch UBND xã Văn Xuôi cho biết, do nương rẫy sản xuất của các hộ dân ở xa khu TĐC, gần nhất cũng là 4 km, nơi xa nhất 7-8 km nên bà con đã ở lại làng cũ để tiện làm nương rẫy. Đối với những hộ có xe máy thì được, chứ hộ không có xe máy đi bộ thì cũng khó khăn. Vấn đề này cũng được nêu ra trong cuộc họp giao ban hằng tuần và xã nhắc nhở trưởng thôn, rồi trực tiếp xuống vận động bà con nhưng không mấy hiệu quả.

Khu TĐC vắng bóng người, nhà cửa xuống cấp, các công trình nước sạch hư hỏng, đường dây điện được đầu tư nhưng vì không có dân nên điện lực cũng thu hồi công tơ. “Điện lực đã đến bắt điện, bắt đồng hồ, nhưng do các hộ ít sử dụng, có tháng không có chỉ số điện, do đó điện lực đã vào cắt điện và thu hồi công tơ vì đây là tài sản của điện lực. Hiện nay huyện đang chỉ đạo cho UBND xã phối hợp với các hộ dân, tìm cách hỗ trợ cho các hộ để lợp lại mái tôn, vận động các hộ dân về ở ổn định”, ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông thông tin.

Tương tự, khu TĐC làng Năng Lớn 2, xã Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông) có 43 ngôi nhà, song chỉ có khoảng 15 hộ sinh sống, số còn lại hiện vẫn ở làng cũ. Qua giới thiệu, chúng tôi tìm gặp anh A Úc, Trưởng thôn nhưng được biết anh đang ở làng cũ sửa nhà cho bố mẹ đẻ. Tìm đến làng cũ Năng Lớn 2, đúng lúc ngôi nhà vừa hoàn thành, anh A Úc chia sẻ: Khi nào làng có lễ hội hay mừng công báo công thì mới tập trung đông đủ ra ngoài làng TĐC thôi, còn lại chỉ một số hộ có phương tiện đi lại thì mới ra đó ở, người già hầu như ở lại làng cũ này hết. Bởi vì ngoài đó xa khu sản xuất, với lại nước sinh hoạt không có, hệ thống nước tự chảy hỏng không dùng được, chúng tôi kiến nghị nhiều lần nhưng không thấy quan tâm sửa chữa…

Đánh giá về hiệu quả của các dự án TĐC, ông Ka Ba Thành, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết, một số địa bàn như huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đắk Glei có địa hình phức tạp, đồi dốc. Đây cũng là khó khăn của địa phương trong việc tìm nơi bố trí TĐC cho bà con. Việc khảo sát khu TĐC chỉ mới giải quyết được chỗ ở, một số vị trí xa nơi sản xuất hoặc ảnh hưởng nguồn nước, dẫn đến việc TĐC ở những vùng này chưa đạt hiệu quả. Trước mắt, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương vận động dân trở lại khu TĐC sống nhằm đảm bảo an toàn. 

 Việc kho sát khu TĐC chỉ mới gii quyết được chỗ ở, một số vị trí xa nơi sn xuất hoặc nh hưởng nguồn nước, dẫn đến việc TĐC ở những vùng này chưa đạt hiệu qu. Trước mắt, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương vận động dân trở lại khu TĐC sống nhằm đm bo an toàn...

(Ông Ka Ba Thành, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kon Tum)

 

 NGỌC HÒA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top