Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Xây dựng Thương hiệu Việt Nam phù hợp với xu thế quốc tế

Thứ Tư 17/04/2019 | 12:49 GMT+7

VHO- Việt Nam vẫn chỉ được xem là nước sản xuất nguyên liệu thô, gia công, lắp ráp, cung cấp đầu vào cho các tập đoàn lớn, thương hiệu lớn. Trong khi kim ngạch xuất khẩu khá cao, có nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới. Điều này đòi hỏi việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho Việt Nam là điều cấp bách.
 

Vấn đề được đưa ra tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia 2019 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương)  tổ chức ngày 17.4 tại Hà Nội. Diễn đàn là một trong các sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu Việt Nam 2019 với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành, cùng đông đảo đại biểu các cơ quan quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp liên quan tới phát triển thương hiệu và xuất nhập khẩu.

PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của nước ta đã xấp xỉ GDP của đất nước, có hàng chục mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 20-30 tỷ USD/năm, có những mặt hàng đứng hàng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu, nhưng lại chưa có những thương hiệu có uy tín tương xứng, nên giá trị thu được thấp, nhưng buộc phải chấp nhận. “Điều này đã kéo dài nhiều năm. Và Việt Nam vẫn chỉ được xem là nước sản xuất nguyên liệu thô, gia công, lắp ráp, cung cấp đầu vào cho các tập đoàn lớn, thương hiệu lớn. Xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia Việt Nam ngày càng trở thành yêu cầu cấp bách”, ông Nguyễn Văn Thạo nhấn mạnh.

Các diễn giả tại Diễn đàn

Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu là biểu tượng của chất lượng, uy tín, là giá trị, tài sản vô hình của một sản phẩm, của doanh nghiệp và của quốc gia đã tạo ra nó. Cùng với đó, nhu cầu của người tiêu dùng đã cao hơn, mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn với quy trình sản xuất nghiêm ngặt và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm đó.

Một trong những chủ đề của Diễn đàn là “Định hướng Chiến lược Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” được các đại biểu, chuyên gia kinh tế thảo luận, đưa ra những ý kiến nhằm tạo dựng hình ảnh Việt Nam trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam cũng như nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế. Hiện nay, đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Do vậy, việc Việt Nam triển khai xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển mới là hết sức cần thiết, đồng thời nâng cao nhận thức về ý nghĩa của xây dựng thương hiệu quốc gia, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đất nước.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và thậm chí ở cấp quốc gia. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đến từ Italia, Pháp, Đức, Hàn Quốc, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, quốc gia mình… cho thấy sự quan tâm xây dựng thương hiệu quốc gia đẵng tăng lên trong những năm gần đây, khi ngày càng nhiều chính phủ trên thế giới cố gắng khai thác sức mạnh của thương hiệu. Mỗi quốc gia đều cố gắng truyền tải các thuốc tính của quốc gia ra bên ngoài, không chỉ các sản phẩm hàng hoá dịch vụ; mà cả hình ảnh tổng thể của quốc gia đó. Italia là một trong những kinh nghiệm khi ông Antonino Tedesco, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Thương hiệu quốc gia “Made in Italia”. Trước đó, nhiều người chỉ biết đến thời trang Ý, xe Vespa; nhưng Chính phủ Italia đã triển khai kế hoạch đặc biệt quảng bá “Made in Italia”  gắn với các nhãn hiệu thương mại do Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế tổ chức với sự phối hợp của Bộ Kinh tế, cơ quan thương mại Italia và các cơ quan nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp. Chương trình với 1.400 sự kiện được tổ chức tại 108 quốc gia với sự tiếp cận về văn hoá, ẩm thực, thiết kế, ngôn ngữ, âm nhạc, hội hoạ, thể thao, du lịch, lãnh thổ…

Diễn đàn là cơ hội tốt để các bên cùng nhìn nhận lại thực trạng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, một số đại biểu cho yếu tố tiên quyết đầu tiên là khẳng định chất lượng, được người tiêu dùng thừa nhận. Cùng với đó là sự sáng tạo hiện nay để từ đó cùng đưa ra những giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

NGUYÊN KHANG

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top