Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Để cải lương sống độc lập

Thứ Sáu 05/04/2019 | 10:18 GMT+7

VHO- Giữa lúc nhiều đơn vị cải lương công lập ở miền Tây Nam Bộ phải sáp nhập thành trung tâm văn hóa hoặc giải thể, Đoàn Cải lương Long An vẫn nỗ lực tăng doanh thu song song với bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc dân tộc.

Các nghệ sĩ đã bắt tay dựng vở mới, chủ động tìm hợp đồng biểu diễn và huy động nguồn lực xã hội. Đời sống nghệ sĩ vì vậy đã được cải thiện nhiều so với trước đây.

 Những vở diễn của Đoàn luôn được đầu tư công phu

Quyết tâm tìm đến công chúng

Khẳng định quyết tâm bằng mọi cách để cải lương sống độc lập, NSƯT Hồ Ngọc Trinh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật Long An, Trưởng đoàn Cải lương Long An cho biết, hiểu rõ thị trường nghệ thuật làmột trong những yếu tốđểcải lương luôn cóđất diễn. “Cải lương thăng trầm theo quy luật, mỗi lúc mỗi khác, mỗi thời mỗi khác, khán giả cần gì phải đáp ứng, biết làm mới theo sở thích và nguyện vọng của công chúng. Các nghệ sĩ của đoàn Cải lương Long An đã không ngừng tìm hiểu chương trình biểu diễn của các đơn vị, địa phương, xem cách họ làm, rút kinh nghiệm từ sau mỗi buổi diễn và phản ứng của khán giả. Nếu người làm nghề đủ quyết tâm và năng động trong hành trình tìm đến công chúng thìnhất định nghềsẽkhông phụngười”, NSƯT Hồ Ngọc Trinh nói.

Đoàn Cải lương Long An xác định, đời sống nghệ thuật không thể chỉ trông chờ vào những suất diễn được phân bổ hằng năm và câu chuyện bán vé trước mỗi buổi diễn như xưa giờ cũng không còn hiệu quả. Anh em nghệ sĩ đã bắt tay dựng vở mới, chủ động tìm hợp đồng biểu diễn và huy động nguồn lực xã hội để dựng vở. NSƯT Hồ Ngọc Trinh cũng cho biết thêm: “Trong năm, chúng tôi vừa đảm bảo 120 suất diễn tới các vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh và các địa phương như Sóc Trăng, Đồng Nai…, vừa tìm hiểu nhu cầu công chúng đểthực hiện các hợp đồng biểu diễn nghệthuật trọn gói. Đời sống anh em nghệ sĩ vì vậy đã được cải thiện nhiều, họ vừa có lương tháng, vừa có tiền doanh thu từ biểu diễn”.

Để tìm lại nhịp thở từng rất sôi động của đời sống cải lương, nghệ sĩ đã chủ động kết hợp với các tác giả, đạo diễn, khéo léo phá cách, “làm mới”để cải lương đến gần hơn với công chúng. Trưởng đoàn Cải lương Long An cho hay, vẫn còn rất nhiều khán giả yêu thích cải lương nhưng nhu cầu thưởng thức của khán giả ở từng địa phương không giống nhau. Nếu chỉ dựng vở theo chỉ tiêu hằng năm rồi mang đi lưu diễn thì khả năng thất bại rất cao. Khán giả đang có rất nhiều lựa chọn khác, ngoài cải lương. Diễn miễn phí mà khán giả không thích, họ cũng không xem và Đoàn cũng không còn cơ hội quay lại điểm diễn đó lần sau.

Và phải làm mới mình

Việc “làm mới mình” được các anh em nghệ sĩ trẻ thực hiện đầy tâm huyết. Đó là, thay vì chọn những kịch bản có sẵn như trước đây để duy trì suất diễn, nay các vở diễn đã có sự phối hợp của nhiều loại hình nghệ thuật... Vở cải lương “Cuộc đời của mẹ” tại Liên hoan Cải lương toàn quốc cuối năm 2018 làmột điển hình. Vở diễn sử dụng phim tư liệu trên màn hình LED lồng sân khấu hiện đại vào thực tế vở diễn. Quá trình diễn xuất, nghệ sĩ kết nối với người kể chuyện để tiếp cận khán giả. Vở diễn đã xuất sắc đoạt Huy chương Vàng, trở thành dấu ấn cho phong cách dàn dựng theo lối mới, có pha trộn cái ước lệ của sân khấu miền Bắc với tả thực của sân khấu miền Nam, nhằm phục vụ được mọi đối tượng, trên các vùng miền cả nước.

Trong số các gia đình đến xem chương trình của đoàn Cải lương Long An ra Hà Nội diễn mới đây có gia đình của ông Trần Hữu Hứa, nhà ở khu đô thị Đại Thanh, Hà Nội. Ông Hứa chia sẻ: “Lâu lắm rồi tôi mới được xem một vở cải lương ở phía Nam hay đến như vậy. Sân khấu cải lương được dàn dựng, thiết kế sang trọng, hiện đại, vượt hẳn tính chuyên nghiệp so với các chương trình cải lương cách đây hàng chục năm trước, khi ra Thủ đô biểu diễn. Các nghệ sĩ diễn xuất rất cảm động và hát rất hay”.

Sau vở diễn “Cuộc đời của mẹ”, Đoàn vừa dựng vởcải lương hài “Ai sợ ai” và“Phúc Lộc Thọ”. Đó cũng làmột cách làm mới theo thịhiếu khán giả nông thôn với motip hài tâm lý xã hội, thểhiện những góc cạnh đa màu trong cuộc sống nông thôn đương đại. Trên tinh thần đó sửa chữa, nâng cao một số vở diễn cũ như “Hoa Mộc Lan”, “Kép hát làm vua”, “Đảo cấm đàn ông”… để làm phong phú chương trình biểu diễn của mình.

Thời gian tới, Đoàn Cải lương Long An kỳ vọng làm thêm những vở diễn với đề tài lịch sử dàn dựng theo phong cách hiện đại, thu hút công chúng vào sân khấu nghệ thuật dân tộc. 

HƯƠNG THU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top