Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nỗi niềm này biết tỏ cùng ai?

Thứ Tư 13/03/2019 | 15:30 GMT+7

VHO- Tại lễ khởi công dàn dựng vở mới của Đoàn nghệ thuật thể nghiệm vừa diễn ra mới đây, NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam đã phải chia sẻ: “Chuyện không có rạp biểu diễn chúng tôi đề đạt nguyện vọng nhiều lần rồi nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm... Dường như mọi người đã quen với việc Nhà hát Cải lương Việt Nam hơn 67 năm qua không có “nhà” để hát”. 

Nghệ sĩ chia sẻ về những khó khăn hiện nay của Nhà hát khi không có rạp biểu diễn tại lễ khởi công vở mới

Chẳng ước mơ xa nhà hát sang trọng... 
“Chúng tôi đã từng có dự án được duyệt xây dựng Nhà hát Cải lương Việt Nam to đẹp ở hồ Ba Mẫu hay ở một vị trí nào đó... nhưng tất cả vẫn chỉ dừng ở dự định... Giờ chúng tôi chỉ có một ước mơ thật nhỏ nhoi là “bỗng dưng” 1.200m2 ở 164 phố Hồng Mai được xây dựng khang trang với nhiều tầng để chúng tôi có một trụ sở làm việc, tập luyện tử tế và có một rạp hát nho nhỏ để thu hút khán giả yêu nghệ thuật cải lương đến với mình”, NSND Hoàng Quỳnh Mai bộc bạch. 
Là một nhà hát có bề dày truyền thống hơn 60 năm vậy mà Nhà hát Cải lương Việt Nam lại không có rạp để biểu diễn. Lâu nay để tập vở ra mắt vở mới, Nhà hát phải bỏ ra số tiền không nhỏ để thuê rạp. Là đơn vị của nghệ thuật cải lương cả nước nhưng so với ngay các đơn vị thuộc loại hình cải lương ở Thủ đô hay ở TP.HCM thì chỉ có Nhà hát Cải lương Việt Nam là thiệt thòi nhất khi là nhà hát duy nhất không có rạp. 
Đặc biệt, trong hoàn cảnh khó khăn nhà rạp biểu diễn và tập luyện không có, trụ sở làm việc xuống cấp thì Nhà hát Cải lương Việt Nam vẫn đều đặn dàn dựng 2 đến 3 vở diễn mới và lần nào đi hội diễn, liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc cũng giành giải cao. Chỉ nhìn ở góc độ số buổi biểu diễn thực hiện hằng năm của Nhà hát đã thấy không hề thua kém các nhà hát khác. Kể riêng năm 2018, Nhà hát đã thực hiện được 130 buổi biểu diễn bao gồm biểu diễn phục vụ chính trị, vùng sâu, vùng xa, chào mừng các ngày lễ lớn, biểu diễn lưu động, đối ngoại… doanh thu gần 2 tỉ đồng. Nhà hát không có rạp biểu diễn, hoạt động biểu diễn của sân khấu nói chung ngày càng thưa vắng khán giả thì những thành tích mà tập thể cán bộ, nghệ sĩ Nhà hát đạt được đã chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn. 

Một góc trong trụ sở của Nhà hát Cải lương VN

Nếu có rạp, bán vé không khó... 
NSƯT Thùy Liên tâm sự: “Là nghệ sĩ cải lương chúng tôi thấy tủi thân. Chỉ vài năm nữa, chúng tôi sẽ nghỉ hưu nhưng trụ sở làm việc lại ở nơi ngõ ngách hẻo lánh, cứ sửa, đắp điếm nhưng cũng khó khi mà đã quá nát rồi, cần phải có sự xây mới lại. Chúng tôi rất mong nhà hát sẽ được xây dựng mới lại tại địa điểm đang có và nếu tốt hơn thì sẽ có nhà hát ở một địa điểm thuận lợi hơn”. Trong khi chờ rạp biểu diễn mới thì các nghệ sĩ của Nhà hát Cải lương Việt Nam mong mỏi được hỗ trợ diễn chung với một nhà hát khác đang có rạp để không bị mất tiền thuê rạp tập luyện, thuê địa điểm biểu diễn... Cứ mỗi đêm diễn nhà hát phải tốn 20 đến 30 triệu đồng thì thử hỏi làm sao diễn thường xuyên được khi mà sân khấu truyền thống nói chung đang ngày một thưa vắng khán giả? 
Nghệ sĩ Quang Khải, Phó trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm khẳng định: “Vì nhà hát chưa có rạp, mỗi lần có vở mới ra mắt và biểu diễn rất tốn kém. Nếu chúng tôi có một nhà hát, chủ động về lịch biểu diễn, chủ động về thành phần, tìm hiểu nhu cầu thẩm mỹ đánh giá được sức hút về kịch bản, tạo ra tác phẩm đáp ứng được mong mỏi của khán giả, khi các yếu tố cần và đủ thì tôi nghĩ rằng việc bán vé sẽ không khó”. 
Hiện nay, theo xu thế các đơn vị nghệ thuật trong cả nước, Nhà hát Cải lương Việt Nam đang bước vào quá trình tự chủ là quy luật tất yếu. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xuống cấp, rạp biểu diễn chưa có như hiện nay thì dẫu Ban giám đốc và nghệ sĩ, cán bộ có nỗ lực thế nào thì vẫn chỉ có thể loay hoay với bài toán tồn tại thì rất khó để thực hiện tự chủ trong cơ chế thị trường hiện nay. 

 NGỌC NGUYỄN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top