Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Dịch tả lợn châu Phi: Chống dịch và chống tâm lý quay lưng với thịt lợn an toàn

Thứ Hai 11/03/2019 | 11:46 GMT+7

VHO- Tính đến ngày 9.3.2019, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 10 tỉnh thành Việt Nam, đồng thời loại virus nguy hiểm này cũng đã tấn công đàn lợn của hơn 20 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh công tác phòng chống dịch một cách khẩn trương, tích cực, thì việc ổn định tâm lý của người dân và tuyên truyền để người dân không quay lưng lại với thịt lợn an toàn cũng là vấn đề cấp bách đang được đặt ra.

Chiều 10.3, khi vừa đặt chân vào địa phận huyện Lương Sơn (Hòa Bình) chúng tôi đã ghi nhận không khí túc trực phòng chống dịch tích cực, khẩn trương tại địa phương. Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết, từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên tại xóm Cáp, xã Hợp Thanh ngày 5.3, địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, tập trung các nguồn lực để xử lý đứt điểm ổ dịch. Có mặt tại 2 chốt kiểm dịch nằm trên trục giao thông chính ra vào xóm Cáp, chúng tôi nhận thấy công tác kiểm soát được các cán bộ thực hiện khá gắt gao, người và phương tiện ra vào đều được kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đề phòng cao độ nguy cơ phát tán, lây lan dịch bệnh.

“Từ khi xuất hiện dịch đến nay, chúng tôi chia ca túc trực ở chốt 24/24h, kiểm soát và tiêu độc khử trùng 100% người và phương tiện ra vào vùng dịch, cán bộ làm nhiệm vụ cũng nhận được sự hợp tác đầy đủ của nhân dân, bởi ai cũng nhận thức được sự nguy hiểm của dịch tả lợn Châu Phi”, Trưởng Công an xã Hợp Thanh – Bạch Công Thiên đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch ra vào thôn Cáp cho biết.

Được cán bộ xã tuyên truyền nên người dân thông Cáp Thanh nắm rất rõ sự nguy hiểm và cách phòng chống loại dịch tả này. Người dân đã  nghiêm túc thực hiện “5 không” như không giấu dịch, không buôn bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết và không vứt xác lợn chết ra môi trường.

Chốt kiểm dịch đặt tại xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Song song với công tác kiểm soát vùng dịch, với các vùng bị uy hiếp, huyện Lương Sơn đã tập trung rà soát kiểm tra toàn bộ đàn lợn và xây dựng phương án tiêu hủy khi có dịch xảy ra. Còn với các xã vùng đệm, huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện nghiêm túc việc tổng vệ sinh, khủ trùng, tiêu độc theo qui định.

Còn tại Thanh Hóa, sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại huyện Yên Định ngày 23.2, đến ngày 5.3 cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa lại phát hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi thứ 2 xảy ra tại huyện Thiệu Hóa.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho biết: Ngày 5.3, huyện nhận được báo cáo của xã Thiệu Phúc về việc đàn lợn của ông Nguyễn Khắc Hùng (trú tại xóm 1) có 4 con bị ốm và chết bất thường. Đến đêm cùng ngày, các mẫu bệnh phẩm được xét nghiệm đều dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Từ kết quả đó, UBND huyện Thiệu Hóa đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn lợn 10 con, tổng trọng lượng 880kg của gia đình ông Hùng ngay trong đêm. Đồng thời, đơn vị chuyên môn đã phun thuốc và rắc vôi bột để tiêu độc, khử trùng.

Có mặt tại tâm ổ dịch xóm 1 xã Thiệu Phúc ngày 9.3, chúng tôi thấy toàn bộ khu vực khoanh vùng ổ dịch đã được tiêu độc, khử trùng, vôi bột được rắc phủ trắng lối đi đường làng ngõ xóm. Ở đầu con đường dẫn vào làng, các cán bộ liên ngành túc trực 24/24h tại chốt kiểm dịch, bất kể phương tiện nào ra vào khu vực đều được kiểm soát về hàng hóa vận chuyển, đồng thời được tiêu độc, khử trùng.

Trao đổi với chúng tôi tại nhà, ông Nguyễn Khắc Hùng, nhà có đàn lợn tiêu hủy ở xóm 1, xã Thiệu Hùng cho biết: Mới đầu khi nghe cán bộ nói kết quả xét nghiệm đàn lợn nhà tôi bị nhiễm dịch tôi rất hoang mang, tuy nhiên khi nghe cán bộ phân tích giải thích rõ về kết luận của ngành y tết thì tôi đã được trấn an và hiểu rằng đây là loại dịch không gây bệnh trên người. Gia đình tôi đã hợp tác tiêu hủy toàn bộ số lợn, đồng thời thực hiện nghiêm các bước khử trùng, tiêu độc chuồng trại mà cán bộ huyện, tỉnh về hỗ trợ, hướng dẫn…

Được biết, ngoài việc hợp tác tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh, gia đình ông Hùng cũng tự nguyện tiêu hủy 125kg thức ăn chăn nuôi và 9 con vịt nuôi cùng chuồng lợn. 

Chi cục Thú y Thanh Hóa đã cấp cho huyện Thiệu Hóa 816 lít hóa chất, 2 tấn vôi bột, 5 máy động cơ phun hóa chất. Huyện cũng đã chủ động 700 lít hóa chất, 2,7 tấn vôi, 5 máy động cơ phun hóa chất để chống dịch.


Tiêu hủy lợn bệnh tại thôn 1, xã Thiệu Hùng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chiều ngày 9.3, rảo qua một số chợ đầu mối tại huyện Yên Định, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa chúng tôi nhận thấy hoạt động mua bán thực phẩm thịt lợn vẫn diễn ra dưới sự kiểm soát gắt gao của các bộ thú y. Tuy nhiên, một số người dân tỏ tâm lý e ngại khi nghe tin về dịch bệnh này. Chị Nguyễn Thị Thúy cho biết, dù được tuyên truyền là dịch bệnh này không gây nguy hiểm cho người, nhưng chị vẫn quyết định “tạm dừng” sử dụng món thực phẩm thường xuyên này. “Đợi đến khi hết dịch tôi mới sử dụng”, chị Thúy khẳng định. Còn một số tiểu thương cho biết, số lượng thịt tiêu thụ hiện chỉ bằng ¼ so với trước khi có dịch.

 Khảo sát thêm một số chợ tại Hà Nội , chúng tôi thấy hàng thịt lợn có vẻ “ế”, trong khi hàng thịt bò hoặc hàng cá, tôm lượng người mua tương đối đông. Bà Nhàn, bán thịt bò tại chợ Quang – Hà Nội cho biết, hai hôm nay, ngày nào bà cũng hết hàng từ sớm. 

Như vậy, có thể thấy, bên cạnh việc tích cực phòng chống dịch và tuyên truyền cho các hộ gia đình và cá nhân chăn nuôi lợn biện pháp phòng chống dịch để tránh sự suy giảm của đàn lợn, vì lợn bị lây bệnh này sẽ chết hàng loạt trong thời gian ngắn, cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, định hướng để người dân không quay lưng với thực phẩm lợn an toàn gây khó khăn đầu ra cho người chăn nuôi cũng như hoạt động giao thương loại thực phẩm lợn thịt bị chững lại.

KIM CHIẾN

Print

Tải tài liệu

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top