Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Gặp lại “O du kích nhỏ giương cao súng”

Thứ Hai 25/02/2019 | 11:26 GMT+7

VHO- Khác với dáng vẻ “O du kích” tuổi 17 trẻ trung, xinh đẹp của năm 1965 hiên ngang đi bên người lính Mỹ, bà Nguyễn Thị Kim Lai hiện nay mái tóc đã bạc và không còn “nhỏ bé” nhưng gương mặt thì không lẫn đi đâu được, hiền hậu mà cương nghị.

“O du kích nhỏ giương cao súng…” ngày ấy và bây giờ (bìa phải)

 Từ “O du kích”… đến nữ y tá tận tâm với thương binh

Vào những ngày cuối tháng 2.2019, bà Nguyễn Thị Kim Lai - nhân vật nổi tiếng trong bức ảnh nữ du kích Việt Nam cầm súng áp giải phi công Mỹ (của nhà nhiếp ảnh Phan Thoan và trong thơ Tố Hữu) có mặt tại Hà Nội để tham dự Những ngày phim Y tế Việt Nam 2019 (diễn ra từ ngày 20-24.2 do Bộ Y tế phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức). Bà cũng là nhân vật chính trong bộ phim Cuộc hội ngộ 30 năm (đạo diễn NSND Nguyễn Thước) – bộ phim được chọn chiếu khai mạc Những ngày phim Y tế Việt Nam.

Bộ phim do Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương sản xuất năm 1995, nhưng vẫn đầy ắp cảm xúc về cuộc gặp gỡ sau 30 năm giữa o du kích Nguyễn Thị Kim Lai và người lính phi công trong bức ảnh William Andrew Robinson tại nơi bị bắt - huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Cuộc trùng phùng giữa hai người ở hai đầu giới tuyến không phải bắt đầu bằng tiếng súng chỉ thiên khi phát hiện ra anh lính Mỹ 30 năm trước mà bằng nụ cười tươi rạng rỡ của o du kích và vòng tay dang rộng, thân thiết như ôm người thân của Robinson.

Kể về thời khắc viên phi công bị bắt, bà Kim Lai cho biết, lúc đó bà 17 tuổi, cao 1,5m, nặng 37 kg, mới vào dân quân tự vệ nên sử dụng súng đạn chưa thành thạo, dễ dàng bị Robinson cao 2,2m, nặng 125 kg khống chế. Sau này Robinson nói vì nhớ đến người em gái ở quê nhà nên đã “ngoan ngoãn” đầu hàng và khi được giải lên huyện, dù được chăm sóc chu đáo nhưng vẫn không chịu ăn, uống, yêu cầu gặp nữ du kích đã bắt mình trong rừng. Khi bà Lai được đưa đến, có lẽ Robinson cảm thấy yên tâm, ăn uống bình thường. Anh được đối xử ân cần như một người khách chứ không phải kẻ thù, những người dân nơi đây nấu cháo gà và dành những nơi ở tốt nhất cho anh. Với Robinson, những ngày bị bắt tại Hà Tĩnh là những ngày đáng nhớ trong hơn 2.700 ngày bị giam giữ tại Việt Nam, và sau khi trở về Mỹ, anh đã ước mơ được trở lại Việt Nam tìm gặp o du kích…

Về phần mình, không lâu sau cuộc bắt giữ, “o du kích” đã gia nhập quân đội và được đi học lớp y tá, rồi xung phong vào mặt trận B5 – Quảng Trị, chăm sóc thương binh, chủ yếu là những chiến sĩ bị thương, bị bỏng bởi bom Napal. Năm 1973, bà Lai xuất ngũ về công tác tại Bệnh viện huyện Thạch Hà và lập gia đình với anh thương binh Nguyễn Anh Đức đang điều trị tại đây.

Trong cuộc giao lưu sau bộ phim, bà Nguyễn Thị Kim Lai không nói nhiều về cuộc bắt giữ mà kể về giai đoạn chăm sóc thương binh trong những ngày chiến tranh còn gian khổ, điều kiện vật chất còn thiếu thốn, phải hái lá chuối non cho các chiến sĩ nằm để làm dịu đi các vết bỏng… Cho đến sau này, trong thời bình, “o du kích” nhỏ bé, xinh đẹp đã bỏ qua bao người thanh niên khỏe mạnh, hào hoa để chọn lấy anh Đức, để rồi, bà tiếp tục là người y tá tận tụy mỗi khi thần kinh anh không bình thường. Được chứng kiến cuộc lội dòng lịch sử, điều dưỡng trưởng Hoàng Minh Hoàn đang công tác tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dù khoa Hồi sức tích cực là nơi cuối cùng tiếp nhận bệnh nhân, được điều dưỡng chăm sóc hoàn toàn, công việc khá vất vả, tuy nhiên câu chuyện của o du kích Nguyễn Thị Kim Lai là động lực để các thế hệ điều dưỡng hiện nay tiếp nối truyền thống của những người đi trước vượt qua gian nan, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người bệnh một cách tốt nhất.

 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chúc mừng bà Nguyễn Thị Kim Lai và NSND Nguyễn Thước

Biên niên sử về ngành Y qua những thước phim

Chia sẻ về những ngày làm bộ phim Cuộc hội ngộ 30 năm, đạo diễn NSND Nguyễn Thước cho biết, ông và đoàn làm phim đã mất một năm đi về Hà Tĩnh để tìm các nhân vật và tư liệu. Đến khi hoàn thành các cảnh quay và dựng phim tại Nhật Bản là thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, do vậy bộ phim cũng được ra đời trong một thời điểm lịch sử nữa giữa hai nước.

Những ngày phim Y tế Việt Nam 2019 được tổ chức chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2019). Không chỉ Cuộc hội ngộ 30 năm, những bộ phim được trình chiếu là những thước phim ghi lại một phần hoạt động của ngành y tế từ năm 1970 đến nay và tôn vinh các tấm gương y, bác sĩ tiêu biểu đã hy sinh thầm lặng vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đó là câu chuyện về những người thầy thuốc tận tâm như GS Tôn Thất Tùng – người thầy tôn kính, hoặc cuộc chiến tiêu diệt bệnh sốt rét… Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗlực của các thếhệnghệsĩđiện ảnh làm phim tài liệu – những người đã tạo nên một biên niên sử bằng những thước phim vô cùng đáng quý về lịch sử hoạt động của ngành Y tế Việt Nam, giúp cho các lớp cán bộ y tế hiểu rõ lịch sửcủa ngành mình, tiếp tục kếthừa, phát huy truyền thống và thành tựu của các thế hệ đi trước.

“Đềtài y tếluôn cósức hút và nguồn cảm hứng mãnh liệt với nhiều thếhệnghệsĩ, góp phần tạo ra những tác phẩm cógiátrị. Các nhà làm phim tài liệu đã nỗ lực, vật lộn, trăn trở và vượt qua rất nhiều khó khăn để tìm hiểu, ghi nhận một cách chân thực và phản ánh hiện thực một cách sinh động, kết cấu các tác phẩm một cách sáng tạo, có tính thuyết phục cao, làm lay động lòng người”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.

Ông Nguyễn Như Vũ, Tổng Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương cho biết: “Ngay từ những năm 1958, Hãng phim đã có những thước phim từ thuở ban đầu ghi lại thành tích của ngành Y tế như bộ phim chống bệnh đau mắt hột, bệnh sốt rét… và đến hiện nay mỗi năm Hãng phim sản xuất khoảng 40 bộ phim, trong đó đề tài về ngành Y tế có khoảng 3 - 4 phim. Những bộ phim gần đây ca ngợi những thành tích của những người y bác sĩ, công nghệ mới trong y tế đã được các thầy thuốc Việt Nam vận dụng và thành công như phim tế bào gốc, ứng dụng công nghệ EMO và rất nhiều phim đã đoạt giải cao trong nước và quốc tế. Sắp tới chúng tôi tiếp tục quan tâm đến các đề tài liên quan đến y tế để tuyên truyền rộng rãi thành tích của các cán bộ các thầy thuốc trong việc giành lại sự sống cũng như chăm sóc sức khỏe nhân dân”. 

 QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top