Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Cỗ cúng ông Công ông Táo 2019 đầy đủ nhất các gia đình nên tham khảo

Thứ Năm 24/01/2019 | 10:16 GMT+7

VHO- Chuyên gia đưa ra gợi ý về mâm cỗ cúng ông Công ông Táo năm 2019 cơ bản mà vẫn trang trọng, được nhiều gia đình áp dụng.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Nàng Thị Nhi lấy chàng Trọng Cao. Chàng Trọng Cao đi buôn bán làm ăn giàu có về nhà khinh khinh rẻ vợ. Thị Nhi buồn bỏ đi gặp chàng Phạm Lang rồi lấy chàng.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành trước 12h00 trưa ngày 23 tháng Chạp. Ảnh Lao Động.

Trọng Cao làm ăn thua lỗ, làm người ăn mày đến nhà Phạm Lang khất thực. Chỉ Thị Nhi ở nhà, nàng xót nghĩa xưa cho chàng ăn uống.

Lúc đó, Phạm Lang về, nàng giấu Trọng Cao vào đống rơm. Phạm Lang ra đốt rơm bón ruộng. Trọng Cao chết. Thị Nhi thấy có lỗi liền lao vào. Phạm Lang muốn cứu vợ cũng lao theo.

Cả ba người chết cháy hóa thành ba ông đầu rau ("đầu rau" là biến âm của từ Hán Việt cổ là "đầu lô" mà thành).

Tình nghĩa của ba người cảm động trời xanh, Ngọc Hoàng cho họ làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Cỗ cúng ông Công ông Táo trong gia đình không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo. Ảnh Afamily.vn

Họ không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Người dân thường cúng thêm chè, bánh mật để các vị Táo ăn cho ngọt giọng. Lên gặp Ngọc Hoàng sẽ chỉ nói tốt về gia đình mình.

Dưới đây là một số tư vấn của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ về lễ cúng ông Công ông Táo theo văn hóa dân gian xưa:

Lễ vật 

Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Để tiễn  ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.

Gia chủ dù vướng bận công việc quan trọng cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên Thiên đình.

Mâm cỗ

Cỗ cúng ông Công ông Táo trong gia đình không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.

- Mâm cỗ mặn:

1 đĩa gạo;  1 đĩa muối;  5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

- Mâm cỗ ngọt:

1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen

3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc;  tập giấy tiền, vàng mã;  cá chép sống 

Thời gian, cách thức cúng ông Táo

Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo thường được cúng vào sáng ngày 23 tháng Chạp.

Gia chủ dù vướng bận công việc quan trọng cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên Thiên đình.

Bài cúng (Văn khấn) ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

theo Dân Việt

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top