Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Xét xử vụ án chạy thận tại Bệnh viên Đa khoa Hoà Bình: Hai Sở “đá nhau”

Thứ Sáu 18/01/2019 | 09:49 GMT+7

VHO-  Trong những phiên xét hỏi vừa qua tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vô ý làm chết người” xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, nhiều vấn đề đã dần được làm sáng tỏ.

 Bà Bùi Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình trả lời HĐXX

 Trong khi Phó giám đốc Sở Y tế Hòa Bình khẳng định việc thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo (thuộc Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) là hoàn toàn phù hợp thì nhiều người tham dự phiên tòa cảm thấy may mắn thay cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Phủ Lý (Hà Nam) và các bệnh viện khác vì đã không gặp sự cố như các bệnh nhân ở Hòa Bình.

Mỗi ngành có đặc thù riêng

Chiều 16.1, trả lời câu hỏi của HĐXX “Với tư cách là cơ quan quản lý về mặt hành chính của BVĐK Hòa Bình, việc Bệnh viện ra quyết định thành lập Đơn nguyên lọc máu là đúng hay sai?”, bà Bùi Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình cho biết, việc thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo xuất phát từ yêu cầu thực tế của bệnh nhân và năng lực của Bệnh viện. Theo bà Hằng, trước khi Đơn nguyên thận nhân tạo được thành lập thì các bệnh nhân đều phải xuống Bệnh viện Bạch Mai điều trị, rất vất vả. Do đó, khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1816 về chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới để bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ y tế ngay tại tuyến dưới và trên cơ sở năng lực hoạt động của Bệnh viện nên BVĐK Hòa Bình đã chủ trương thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo.

Căn cứ vào yêu cầu của BVĐK Hòa Bình và trên cơ sở khảo sát tại BVĐKHB, Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp đào tạo đội ngũ

 nhân viên y tế cho BVĐKHB và trong thời gian chuyển giao, đã cử 3 cán bộ lên BVĐKHB để hỗ trợ.

Bà Hằng khẳng định: Dựa trên điều kiện thực tế, GĐ bệnh viện hoàn toàn có quyền thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo. Việc thành lập khoa thì phải báo cáo Sở Y tế, nhưng thành lập những tổ, đơn nguyên thì không phải báo cáo. Không có quy định nào bắt buộc phải báo cáo.

Tuy nhiên, tại công văn 6466 năm 2018 của Sở Nội vụ Hòa Bình khẳng định không có quy định nào cho phép thành lập như vậy, việc BVĐK Hòa Bình tự ý thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo là không đúng với quy định của pháp luật”.

Giải thích về mâu thuẫn trong ý kiến của hai Sở, bà Hằng cho rằng mỗi ngành có một đặc thù riêng. Về bên nội vụ căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, tuy nhiên ngành y tế cũng có những quy định đặc thù riêng. “Với góc độ của ngành, với nhiệm vụ và điều kiện thực tế, chúng tôi khẳng định việc triển khai nhiệm vụ như vậy, chúng tôi cũng đã cấp chứng chỉ và rà soát Thông tư 41, và thấy BVĐK Hòa Bình thành lập Đơn nguyên Thận nhân tạo là hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ được giao”, bà Hằng khẳng định.

Bị cáo sử dụng vì không có quy định về danh mục các hóa chất bị cấm

Về việc sử dụng hóa chất trong việc vệ sinh màng lọc của hệ thống máy lọc nước RO, bị cáo Bùi Mạnh Quốc cho biết, không có văn bản pháp luật nào quy định về danh mục các loại hóa chất bị cấm nên bị cáo sử dụng.

Bị cáo Đỗ Anh Tuấn cũng cho rằng, việc sử dụng hóa chất thế nào cho hiệu quả đối với công việc và xét nghiệm an toàn là được.

Điều khiến nhiều người giật mình, đó chính là lời khai của bị cáo Quốc, khi Quốc cho biết: Ngày 27.5.2017, ngay trước khi sửa chữa hệ thống RO2 cho BVĐK Hòa Bình, bị cáo cũng đã sử dụng các loại hóa chất này trong quá trình sửa chữa hệ thống lọc nước cho Bệnh viện Đa khoa Phủ Lý (Hà Nam) “mà không xảy ra chuyện gì”. Ngoài ra, trong nhiều năm sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO cho một số bệnh viện trong cả nước, bị cáo Quốc cũng đã sử dụng các hóa chất này mà chưa hề xảy ra sự cố”.

Theo Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hòa Bình, Bùi Mạnh Quốc là người trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên lọc máu – BVĐK Hòa Bình.

Trong quá trình thực hiện, Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axit Clohydric (HCL) – đây là hóa chất chưa được Bộ Y tế thẩm định, cấp phép dùng cho mục đích khử khuẩn trang thiết bị y tế để sục rửa các vỏ màng lọc, không sục xả hết lượng hóa chất đã dùng, để tồn dư một lượng hóa chất Axit Flohydric (HF) vượt quá mức an toàn trong hệ thống nước; chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn AAMI theo nội dung báo giá đã thỏa thuận nhưng vẫn bỏ mặc cho đưa hệ thống lọc nước RO số 2 vào sử dụng dẫn đến gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Do đó, Viện KSND tỉnh Hòa Bình truy tố Bùi Mạnh Quốc về tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn là nếu nói bị cáo Bùi Mạnh Quốc đã sử dụng loại hóa chất mà Bộ Y tế chưa thẩm định, cấp phép, vậy khi muốn sử dụng Quốc và những người khác có phải xin cấp phép không? Nếu phải xin cấp phép thì thủ tục sẽ rất lằng nhằng, thay vào đó Bộ Y tế nên đưa ra danh mục các hóa chất bị cấm để người sử dụng dễ dàng nhận biết. 

HOÀNG HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top