Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng: Nhiều nơi còn mang tính hình thức

Thứ Sáu 28/12/2018 | 10:13 GMT+7

VHO- Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28.8.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, do Bộ GD&ĐT tổ chức hôm qua 27.12 đã nhận định nhiều nơi còn mang tính hình thức, thiếu thiết thực.

 Giới trẻ TP.HCM tham gia hiến máu nhân đạo

Bộ GD&ĐT cho biết, đến năm học 2017-2018, 100% cơ sở giáo dục phổ thông đã triển khai thực hiện giáo dục tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các môn học và hoạt động giáo dục, chủ yếu là các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, theo đánh giá, một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ít cập nhật, sử dụng công nghệ thông tin, chưa sáng tạo trong hình thức truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ năng, chưa hấp dẫn đối với học sinh…

Chưa nắm bắt kịp nguyện vọng chính đáng của HSSV

Từ năm học 2018-2019, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường từ THCS trở lên hát Quốc ca trên nền nhạc không lời (riêng cấp Tiểu học vẫn sử dụng nhạc Quốc ca có lời), để tạo điều kiện cho mọi thành viên tham dự Lễ chào cờ hát Quốc ca thể hiện được sự hào hùng, niềm tự hào dân tộc cao hơn.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, một số địa phương, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch mang tính hình thức, chưa cụ thể hóa nội dung Quyết định 1501 thành công việc cụ thể, thiết thực. Việc bố trí cán bộ làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống ở một số trường chưa đảm bảo, còn phân tán, nhiều đầu mối; một số nơi chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu, tâm tư nguyện vọng chính đáng của thanh thiếu niên, học sinh.

Bộ cũng chỉ ra một số khó khăn như việc nắm bắt thông tin, định hướng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho HSSV qua môi trường mạng gặp nhiều khó khăn về nhân lực, tài chính để duy trì, cập nhật thông tin, phân loại, xử lý còn hạn chế. Trong khi đó, nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet, games online, mạng xã hội nên ngại tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống. Việc áp dụng học chế tín chỉ ở cơ sở đào tạo nên không còn mô hình lớp niên chế (có sĩ số ổn định) nên sinh hoạt Chi đoàn theo lớp gặp khó khăn, nhiều sinh viên lơ là sinh hoạt Đoàn, gây khó khăn trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống ở một số trường.

Chỉ ra một số nguyên nhân, Bộ GD&ĐT lý giải: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế kéo theo những mặt trái đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của thanh thiếu niên, HSSV, tạo ra nhiều nguy cơ, thách thức đến công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống. Việc kiểm soát, ngăn chặn những tác động tiêu cực đến tư tưởng chính trị của thanh thiếu niên, HSSV, đặc biệt là trên Internet, mạng xã hội rất khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của thanh thiếu niên, HSSV vẫn còn thiếu thốn. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, kinh phí dành cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT cũng như nguồn kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa còn rất hạn chế, nhất là ở nơi có điều kiện kinh tế khó khăn…

Tăng cường giáo dục qua MXH

Tại hội nghị, các đại biểu cho biết trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh các biện pháp quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, HSSV trên môi trường mạng. Giai đoạn 2018-2020, một trong biện pháp mà Bộ GD&ĐT phối hợp với các đơn vị là đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, HSSV trên môi trường mạng; xây dựng mạng lưới thông tin chính trị tư tưởng trên môi trường mạng trong các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó là tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý trong trường phổ thông, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV; tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện, trải nghiệm tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ,TB&XH cũng cho hay sẽ triển khai 6 nội dung lớn, bao gồm tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức quyền trẻ em, coi trọng các kênh truyền thông thu hút giới trẻ và trẻ em.

“Năm 2019, Bộ tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; ban hành các chính sách bảo vệ trẻ em và gia đình; tăng cường giáo dục lý tưởng cho thanh thiếu niên nhi đồng, rà soát các văn bản, chương trình đào tạo giảng viên nguồn, xây dựng đề án nâng cao năng lực trẻ em; chỉ đạo các cơ sở giáo dục đổi mới phương pháp giáo dục”, bà Nga nói.

T.TRANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top