Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

"Quấy rối tình dục" sẽ được quy định thế nào tại Bộ luật Lao động sửa đổi

Thứ Sáu 21/12/2018 | 12:52 GMT+7

VHO- Bộ luật Lao động 2012 đã quy định về việc hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc, tuy nhiên lại không đưa ra khái niệm rõ ràng, gây khó khăn cho việc xử lý. Do đó, điều này dự kiến sẽ được khắc phục tại Bộ luật Lao động (sửa đổi) tới đây.

Các đại biểu chia sẻ tại toạ đàm

Thông tin được chia sẻ tại Toạ đàm chính sách “8 tiếng công bằng” do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường cùng các đối tác tổ chức trong khuôn khổ Thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) diễn ra ngày 20.12 tại Hà Nội.  Buổi Toạ đàm có sự tham gia của bà Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam), TS Đỗ Ngân Bình (Đại học Luật Hà Nội), thành viên nhóm cố vấn sửa đổi Bộ luật Lao động, bà Đỗ Thuý Hương (Công ty Viettronics) - uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử.

Thông Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO), lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc chiếm 78%. Liên quan đến vấn đề này, bà Đỗ Ngân Bình cho biết, hành vi quấy rối tình dục đã được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 là áp dụng chung cho các đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động hiện hành lại chưa đưa ra được thế nào là hành vi quấy rối tình dục. Do đó, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đã đề cập: Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là dùng lời nói, hành vi mang tính thể chất hoặc tài liệu hình ảnh có tính chất tình dục không mong muốn và xúc phạm tới người nhận.

“Có bốn dấu hiệu để nhận biết quấy rối tình dục, bao gồm: Người quấy rối có biểu hiện thế nào? Phản ứng của người bị quấy rối; quấy rối tình dục diễn ra ở đâu? Trong bối cảnh/thời gian nào? Dấu hiệu thứ hai là thể hiện rõ nhất hành vi đó là quấy rối hay chỉ là trêu đùa. Quấy rối tình dục hiện là vấn đề nóng ở các doanh nghiệp, chủ yếu xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp có nhiều lao động nữ”, thành viên nhóm cố vấn sửa đổi Bộ luật Lao động nói.

Nhiều nội dung bình đẳng giới sẽ được khuyến nghị sửa đổi trong Bộ luật Lao động sửa đổi 

Tại Toạ đàm, các đại biểu khẳng định, khi đối mặt với vấn đề này, nhiều phụ nữ thay vì có biện pháp phòng vệ bản thân thì lại chọn im lặng, có thể vì để bảo vệ công việc đang có, hoặc khi không còn chịu đựng được nữa thì chấp nhận bỏ việc. Một phần nguyên nhân là do chưa có chế tài, quy trình xử lý các vụ quấy rối tình dục nơi làm việc, ngay cả việc lập hồ sơ cũng gặp rất nhiều khó khăn.  “Luật hiện vẫn đang mơ hồ, cứ cho rằng chứng minh được ở khâu hồ sơ. Nhưng giải quyết thế nào, người quấy rối phải bị sa thải hay không... Tất cả những vấn đề đó hiện đang “trắng” trong Luật, và cần một công cụ pháp lý đủ mạnh để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc”, bà Bình nhấn mạnh.

Ngoài nội dung liên quan đến quấy rối tình dục, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận về bình đẳng giới trong lao động với những vấn đề cụ thể như: Tiếp cận cơ hội công việc, thực hiện chính sách chế độ, công bằng trong tuyển dụng, trả lương, chia sẻ những công việc không được trả lương như chăm sóc con, làm việc nhà và thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động… Các đại biểu khẳng định,  người chủ và quản lý doanh nghiệp cần thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tạo ra môi trường làm việc an toàn, thân thiện cho người lao động. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả công việc mà còn góp phần tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

NGUYÊN KHANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top