Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

BHYT hộ gia đình: Không cần mua cùng một lúc

Thứ Tư 07/11/2018 | 09:05 GMT+7

VHO-  Nghị định 146 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1.12.2018 quy định một số điểm mới, tạo thuận lợi cho người dân tham gia BHYT trong đó có BHYT hộ gia đình.

 Người bệnh thuận tiện hơn trong việc hưởng thanh toán chi phí BHYT khi đi khám chữa bệnh

 Đó là thông tin được Vụ BHYT (Bộ Y tế) đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (Nghị định 146) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.

Theo đó, Nghị định 146 bổ sung nhóm đối tượng tham gia BHYT được Nhà nước đóng gồm dân công hoả tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975; nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng có mức thu nhập bình quân hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở. Nghị định cũng bổ sung thêm nhóm tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình gồm chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (một số đối tượng); nhóm do người sử dụng lao động đóng BHYT là thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu.

Về giảm trừ mức đóng đối với người tham gia theo hộ gia đình, Nghị định 146 quy định không bắt buộc toàn bộ thành viên hộ gia đình phải tham gia BHYT cùng một lúc, tức là các thành viên trong gia đình có thể mua BHYT tại những thời điểm khác nhau vẫn được giảm trừ mức đóng từ 40 – 70%, miễn là thời điểm đóng phải trong cùng một năm tài chính. Quy định này tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhưng không có điều kiện kinh tế để đóng cùng một lúc cho các thành viên, nhờ đó góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHYT.

Tuy nhiên, Nghị định 146 cũng quy định chặt chẽ hơn về thời hạn thẻ. Cụ thể, trước đây trường hợp người bệnh đang điều trị nội trú nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì vẫn được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định cho đến khi ra viện, nghĩa là dù kéo dài nhiều tháng thì bệnh nhân vẫn được thanh toán. Nhưng quy định mới đã giới hạn quá hạn thẻ trong phạm vi tối đa không quá 15 ngày. Cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ cho người bệnh trong thời gian điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh.

Trước đây, quy định không thanh toán với những trường hợp đi khám bệnh không đúng tuyến, nhưng nếu từ bệnh viện này chuyển sang cơ sở y tế khác và được cơ sở này tiếp tục chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì được coi là đúng tuyến và được quỹ BHYT thanh toán. Tuy nhiên, điều này cũng bất cập vì bệnh nhân có thể lợi dụng quen biết để chuyển cơ sở y tế, sau đó hưởng thanh toán BHYT đúng tuyến, do đó, Nghị định 146 đã khắc phục điều này bằng cách tính không đúng tuyến dù đã chuyển cơ sở, trừ các trường hợp cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh, tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.

Tại buổi họp báo, ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT cho biết, Nghị định trước quy định tổng số tiền thu BHYT của người dân có thẻ tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu là bao nhiêu thì sẽ giao quỹ bấy nhiêu. Tuy nhiên, tại Nghị định 146 thì không quy định như vậy mà giao quỹ dựa trên tổng mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh của các đơn vị của các năm trước và chi phí phát sinh. “Như vậy các trạm y tế xã sẽ không bị khống chế số tiền sử dụng mà hoàn toàn được thực hiện các kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thu hút bệnh nhân, hạn chế được vòng luẩn quẩn chuyển tuyến do không tin tưởng vào năng lực của cán bộ y tế cơ sở như hiện nay”, ông Khảm nói.

Với quy định này, có ý kiến cho rằng, các cơ sở, trạm y tế có thể lạm dụng xét nghiệm, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 15 (thay thế Thông tư 37) quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng, đã điều chỉnh, bổ sung 88 dịch vụ kỹ thuật, trong đó giảm giá 70 dịch vụ (chủ yếu là giá khám bệnh, giường bệnh và xét nghiệm); tăng giá 9 dịch vụ, bổ sung giá 9 dịch vụ khác. Các dịch vụ điều chỉnh phần lớn là các dịch vụ về giường bệnh, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm nên giảm việc chỉ định dịch vụ quá mức cần thiết.

“Để giảm lạm dụng xét nghiệm, chụp chiếu, hiện Bộ Y tế đang tiến hành liên thông kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế. Theo đó, khi liên thông xét nghiệm, cơ sở khám chữa bệnh này có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh khác, một số xét nghiệm không phải làm lại sẽ tránh được lãng phí. Chỉ cần giảm được 1% số xét nghiệm thì mỗi năm có thể tiết kiệm được khoảng 4,75 triệu lượt. Nếu tính trung bình mỗi xét nghiệm có giá 50.000 đồng thì chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 237,5 tỉ đồng”, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nói.

Việt Anh

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top