Cánh chim không mỏi giữa núi rừng

VHO- Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, Nghệ nhân ưu tú A Jar ở làng Plei Đôn, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum được ví như “báu vật sống giữa đại ngàn”. Nghệ nhân là người duy nhất dịch hàng chục bộ sử thi từ tiếng Ba Na, Xơ Đăng sang chữ quốc ngữ. Đây là nguồn tư liệu quý báu để các học giả, nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.

Cánh chim không mỏi giữa núi rừng - Anh 1

Nghệ nhân ưu tú A Jar đã biên dịch, in 25 cuốn sách sử thi dân tộc Bana và Xơ Đăng

Một ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ ở làng Plei Đôn để tìm gặp nghệ nhân ưu tú già A Jar.

Báu vật giữa đại ngàn

Biết chúng tôi đến tìm hiểu về công việc biên dịch sử thi, Nghệ nhân ưu tú A Jar chọn trong kệ sách và đưa cho chúng tôi cuốn Sử thi song ngữ (Việt - Bana) do mình tham gia biên dịch dày hơn 600 trang có tựa đề “Giông, Gio tơrit pơti dâng ie”, “Giông, Gio mồ côi từ nhỏ” (cuốn sách nằm trong “Kho tàng Sử thi Tây Nguyên”) do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành như minh chứng “người thật, việc thật”. Nghệ nhân sinh năm 1947, ngay từ khi còn nhỏ ông đã mong muốn làm sao lưu giữ được những truyện cổ dân gian của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Mong biết được sự tích của tên làng, tên suối và tên những ngọn núi ở mảnh đất hùng vĩ này. Vì ở Tây Nguyên mỗi bản làng, con suối, ngọn núi đều có một sự tích riêng của mỗi dân tộc. Nhấp ngụm nước trà, ông kể: Bản thân bắt đầu dịch sử thi vào cuối những năm 1980, đến năm 1994 thì ông có bài đăng báo đầu tiên, đó là một truyện cổ do ông ghi chép, dịch và được in trên Báo Kon Tum.

Những năm sau đó, trên tờ báo địa phương này và một số báo về văn hóa thường xuất hiện cái tên A Jar dưới mỗi bài dịch với những câu chuyện, tục ngữ, lễ hội của người Ba Na, Xê Đăng. Đến năm 1998, thấy tên A Jar xuất hiện nhiều trên báo với vai trò sưu tầm và dịch truyện cổ, Giám đốc Trung tâm Văn hóa triển lãm Kon Tum đã “tìm đến” ông và mời phiên dịch Sử thi Tây Nguyên. Những ngày đầu tiếp xúc với công việc mới, A Jar đã gặp không ít khó khăn và trở ngại. Trong đó, vất vả nhất là việc phải lắng tai nghe những câu ê... a... hơ... mon... của các nghệ nhân cao tuổi trong âm thanh hỗn tạp của băng từ (loại băng cát xét cũ). Trong căn phòng nhỏ, cùng ngọn đèn, chiếc cát xét và những cuộn băng, ông thường thức thâu đêm Cánh chim không mỏi l Bài, ảnh: Ngọc Hòa giữa núi rừng Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, Nghệ nhân ưu tú A Jar ở làng Plei Đôn, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum được ví như “báu vật sống giữa đại ngàn”. Nghệ nhân là người duy nhất dịch hàng chục bộ sử thi từ tiếng Ba Na, Xơ Đăng sang chữ quốc ngữ. Đây là nguồn tư liệu quý báu để các học giả, nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. để “tua đi tua lại” những đoạn băng, rồi chép ra giấy tiếng Bana và phiên âm ra tiếng Việt (tiếng phổ thông).

Cánh chim không mỏi giữa núi rừng - Anh 2

Ảnh dưới: Mặc dù đã 74 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài tìm hiểu, sưu tầm, ấp ủ xuất bản quyển sách về những câu chuyện cổ Bana, Xơ Đăng bằng song ng

Từ sự kiên trì không mệt mỏi ấy, A Jar đã cho ra đời bộ Sử thi (Hơ-mon) được phiên âm. Cơ duyên đến với ông khiến tên tuổi A Jar trở thành “thương hiệu” là khi dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với một số tỉnh Tây Nguyên và phụ cận được thực hiện từ năm 2001 đến 2007. Qua giới thiệu của nhiều người, năm 2003, PGS.TS Võ Quang Trọng, Phó viện trưởng đã đích thân vào Kon Tum tìm đến gặp ông để trao đổi việc phiên dịch Sử thi. Gặp được PGS. TS Võ Quang Trọng, ông như được tiếp thêm “lửa” cho việc “giữ hồn” văn hóa của buôn làng Tây Nguyên. Cũng từ dịp ấy đến nay, bất kể ngày đêm, hễ cứ có thời gian rỗi là ông lại vào phòng riêng, đóng cửa, bật đèn, thả hồn mình vào “Chàng Giông” trong những câu chuyện sinh động nhưng rất gần gũi với buôn làng hay những nhân vật trong Sử thi Tây Nguyên. Đến nay, trong kho tàng của mình đã có 25 tác phẩm sử thi do ông biên dịch đã được xuất bản thành sách, trở thành nguồn tư liệu quý báu để các học giả, nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.

Đau đáu nỗi niềm Sử thi

Hiện nay, dự án đã kết thúc nhiều năm, mặc dù rất tâm huyết nhưng ông không thể tiếp tục công việc dịch sử thi, bởi trên vai ông đang nặng gánh “cơm áo gạo tiền”. “Tôi mong muốn sử thi trở về đúng nghĩa của nó, tức là người dân phải biết hát, biết kể. Muốn làm vậy thì phải có nghệ nhân truyền dạy để cho thế hệ sau tự hào về những tinh hoa của dân tộc mình. Tôi nghĩ Nhà nước nên quan tâm hơn nữa về văn hóa dân gian, mở các lớp truyền dạy, mời nghệ nhân giảng dạy để thế hệ trẻ biết về văn hóa, nguồn gốc của dân tộc mình. Bây giờ nếu hát, kể rồi ghi lại mà không có người dịch thì sẽ trở thành sử thi chết”, nghệ nhân A Jar bộc bạch. Nói rồi, như chợt nhớ ra điều gì, ông phấn khích khoe: “Vừa rồi ở Gia Lai có người sưu tầm sử thi và người hát liên hệ tôi đặt hàng để dịch rồi họ tham gia dự thi gì đó”. Bên cạnh những lúc dịch sử thi cho khách đặt hàng, rảnh rỗi ông lại tiếp tục tự mình đi sưu tầm những câu chuyện cổ, những câu thành ngữ, tục ngữ, câu đố của các dân tộc để đăng tải trên các tạp chí văn học nghệ thuật, báo địa phương. “Tôi đang ấp ủ dự định sẽ xuất bản một quyển sách truyện cổ các dân tộc ở Kon Tum, chủ yếu là Bana và Xơ Đăng bằng song ngữ (Bana - Việt, Xơ Đăng - Việt). Trong đó khoảng hơn 40 câu chuyện mà tôi đã tìm hiểu, sưu tầm trong nhiều năm. Mình cũng lớn tuổi rồi, cũng muốn lưu giữ lại điều gì đó cho thế hệ mai sau”, nghệ nhân A Jar chia sẻ.

NGỌC HÒA 

Ý kiến bạn đọc