Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Nhiệt độ tăng đe dọa các di tích khảo cổ trên đảo Greenland

Thứ Sáu 12/07/2019 | 11:03 GMT+7

VHO- Biến đổi khí hậu không chỉ đặt ra nguy cơ đối với hệ sinh thái trên đảo Greenland mà còn là mối đe dọa đối với lịch sử do tình trạng nóng lên toàn cầu đang làm ảnh hưởng đến các di tích khảo cổ.

Đảo Greenland. (Nguồn: scientificamerican.com)

Biến đổi khí hậu không chỉ đặt ra nguy cơ đối với hệ sinh thái trên đảo Greenland (Đan Mạch) mà còn là mối đe dọa đối với lịch sử do tình trạng nóng lên toàn cầu đang làm ảnh hưởng đến các di tích khảo cổ.

Các nhà khoa học Đan Mạch đưa ra cảnh báo trên trong công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature ngày 11.7.

Theo báo cáo trên, tại Bắc Cực có hơn 180.000 địa điểm khảo cổ, trong đó có một số di tích niên đại hàng nghìn năm, và các di tích này trước đây được "bảo vệ" nhờ các đặc tính của đất. Tốc độ suy thoái phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của đất, do đó sự gia tăng nhiệt độ không khí và lượng mưa thay đổi trong mùa không có sương giá có thể làm mất đi những yếu tố hữu cơ quan trọng như gỗ, xương và DNA tại các địa điểm khảo cổ.

Nhóm nghiên cứu, do nhà khoa học Jorgen Hollesen làm trưởng nhóm, đã tiến hành nghiên cứu bảy địa điểm khác nhau xung quanh thủ phủ Nuuk của Greenland kể từ năm 2016. Ngoài các yếu tố hữu cơ như tóc, lông vũ..., một số địa điểm còn chứa những tàn tích của các khu định cư của người Viking.

Các dự báo được sử dụng trong nghiên cứu, dựa trên các kịch bản gia tăng nhiệt độ khác nhau, cho rằng mức tăng nhiệt độ trung bình 2,6 độ C có thể làm nhiệt độ của đất tăng lên, mùa nóng kéo dài hơn và gia tăng hoạt động của vi khuẩn trong các tầng địa chất hữu cơ.

Theo ông Hollesen, các kết quả nghiên cứu cho thấy 30-70% lượng carbon hữu cơ tại các địa điểm khảo cổ có thể biến mất trong vòng 80 năm tới.

Điều này đồng nghĩa những di tích này, trong đó có một số di tích có thể giúp vén màn cuộc sống của những cư dân đầu tiên trên đảo Greenland từ 2.500 năm trước công nguyên, sẽ bị đe dọa.

Trên thực tế, ở một số địa điểm, các nhà nghiên cứu đã không thể tìm thấy bất kỳ mảnh xương hay gỗ nào còn nguyên vẹn, cho thấy chúng đã tan rã trong vài thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết tốc độ "ăn" các vật liệu hữu cơ của vi khuẩn có thể chậm lại nếu lượng mưa tăng.

TTXVN

Print

PHÒNG CHỐNG COVID

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top