Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Thể thao

29 Tháng Ba 2024

Những câu chuyện buồn mùa World Cup

Thứ Sáu 13/07/2018 | 09:33 GMT+7

VH- Cá độ không phải là một chất gây nghiện nhưng nó là một hình thức gây nghiện cho con người. Đặc biệt, với những người muốn “làm giàu” nhanh chóng bằng con đường này.

Tiệm cầm đồ được mùa

Anh tài xế Grab chở người viết luôn kể thao thao về những kèo bóng đá mà anh từng thắng tại mùa World Cup này. Trong khi một tay đánh lái, tay còn lại giữ chiếc điện thoại gọi cho “chủ kèo”: “Anh chấp nửa quả đánh hai chai (hai triệu đồng) nhé, nằm trên cho nó máu”. Anh Nguyễn Đức H (35 tuổi, phường 22, Bình Thạnh) cho biết: “Tôi cũng giống bao người khác, lúc đầu cũng nói là chỉ chơi cho vui, nhưng rồi cuốn vào vòng xoáy cá độ và trở thành con bạc khát nước. Cá độ giống như một chất gây nghiện, nếu thắng thì tinh thần phấn khởi nhưng thua thì bắt đầu có tâm lý cay cú và muốn “gỡ gạc” những gì đã mất. Vì lòng tham, cùng tâm lý cay cú ăn thua đó mà khó làm chủ được bản thân. Trong mùa World Cup 2018 cho đến thời điểm này tôi đã nợ hơn 500 triệu đồng, đó là chưa kể nhiều tài sản, đất đai gia đình đã bán để trả một phần nợ cũ”.

Trong khi đó, Phạm Thành Đ - một cầu thủ futsal nổi tiếng từng chơi cho đội Thái Sơn Nam và tuyển quốc gia cũng đang lâm vào cảnh túng quẫn. Ngoài nổi tiếng với bàn thắng vào lưới tuyển futsal Brazil, Đ còn nổi tiếng là tay cá độ bóng đá. Cũng vì thói đỏ đen đó, lãnh đạo cho ra khỏi CLB dù rằng tài năng của anh còn phát triển hơn nữa. Hiện tại dù chia tay với bóng tròn, nhưng máu đỏ đen theo những trận bóng vẫn đeo đuổi anh mãi. Đến nỗi, hầu hết bạn bè anh đều lảng tránh anh vì sợ anh mượn tiền. Tại mùa World Cup này, Đ đã nợ đến gần 280 triệu đồng tiền cá độ. Tuy nhiên, anh vẫn “vay nóng” để tiếp tục cuộc chơi. Sau trận thua của Anh trước Croatia và Bỉ trước Pháp tại vòng bán kết, Đ đã khóa máy điện thoại vì sợ những cuộc gọi đòi nợ. “Tôi biết cá độ là không đúng, nhưng chẳng hiểu sao mình không kiềm chế được mỗi khi các trận đấu diễn ra. Đến giờ tôi cũng chưa biết sẽ phải làm thế nào để có tiền trả nợ. Điều tôi lo sợ nhất là người ta đến nhà đòi nợ ba mẹ tôi. Sáng nay tôi đã đưa thẻ ngân hàng mà công ty trả lương để cầm cho chủ nợ làm tin. Họ sẽ rút tiền lương tháng của tôi (15 triệu đồng/tháng) để trừ nợ dần đến khi hết nợ”.

Hãy để bóng đá trở thành niềm vui đúng với bản chất của nó.

Bài, ảnh: LÊ GIANG

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.v

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top