Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Thể thao

29 Tháng Ba 2024

Có một World Cup Amp Football

Thứ Tư 11/07/2018 | 09:16 GMT+7

VH-  Với họ, bóng đá không chỉ là môn thể thao mà là khao khát làm lại cuộc đời, xem tàn tật là cánh cửa đi đến chân trời mới. Vừa đá bóng vừa chống nạng là rất gian nan vất vả nhưng giúp họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa vô cùng.

 Họ được mệnh danh là những Ngôi sao bay

Amp Football là bộ môn thể thao đặc biệt, được khai sinh năm 1980 tại Mỹ. Phổ biến tại những quốc gia từ nhiều năm đồng nghĩa với bóng đá như Brazil, Argentina, Anh, Hy Lạp hoặc Nga, song cũng khá phát triển tại một số quốc gia châu Phi - nơi những năm qua liên tiếp xảy ra chiến tranh khiến hàng nghìn người bị mất chân/tay. “Ở đó, nhiều người khuyết tật không có tiền mua sắm chân giả và thực tế tất cả đều dùng nạng. Đôi lúc trên đường phố lục địa Đen có thể chứng kiến những cầu thủ chơi bóng như vậy. Chính vì thế, gần đây, Ghana và Sierra Leone cũng có đội tuyển Amp Football của mình. Giải Vô địch Amp Football Thế giới đầu tiên được tổ chức năm 2007 tại Hy Lạp (12 đội tuyển quốc gia tham dự) cùng thời gian tại Sierra Leone diễn ra giải Cup châu Phi lần thứ 1. Năm 2008, giải Vô địch Amp Football châu Âu đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Trong các giải Vô địch Thế giới 2010, 2012 và 2014 lần lượt có 18, 12 và 23 tuyển quốc gia tranh tài.

“Nếu có khát vọng và ý chí, tất cả đều có thể”, danh thủ Marek Zadebski - tuyển thủ Ba Lan, bộ môn Amp Football (bóng đá thiếu chân, tay) chia sẻ. Năm 19 tuổi, thủ môn hiện nay Marek Zadebski (dân miền núi Zakopane) gặp tai nạn kinh hoàng. “Tuổi mới lớn, không phải ai cũng có ý thức về giới hạn khả năng của mình. Sự thiếu kiến thức đã trừng phạt tôi. Buổi tối định mệnh, thay vì cùng đám bạn đến sàn nhảy disco, tôi lấy đồ nghề, tự sửa thiết bị biến thế điện gia đình hỏng hóc. Hôm nay tôi vẫn còn nhớ cảm giác đau choáng ngợp”… Mãi đến chiều ngày hôm sau xảy ra tai họa, tôi mới tỉnh dần sau cơn hôn mê - Zadebski khi ấy bị điện giật, phải tháo bỏ cánh tay, nhớ lại. Tiền vệ người thành phố Warszawa Przemyslaw Swiercz 29 tuổi trải qua ca phẫu thuật tháo chân sau tai nạn giao thông. “Sau tai nạn, tôi cưới vợ, cô gái thật lòng yêu mình, bất chấp người yêu đã trở thành tàn tật. Hiện tôi có gia đình sống hòa thuận (hai vợ chồng đều là nhân viên văn phòng, thu nhập không cao nhưng ổn định), 2 con gái tuổi mẫu giáo, rất ngoan. Nếu tôi không gặp tai nạn, không biết cuộc sống của tôi hiện có ổn như bây giờ”, Swiercz hóm hỉnh và chân thành tâm sự.

Adamczyk - trung vệ thép tuổi đầu 3 kể câu chuyện từng gặp trong đời: “Có lần, những người khác sau phẫu thuật tháo chân tình cờ gặp tôi tại phòng khám ung thư, tất cả đều nhất loạt “trố mắt ngạc nhiên” bởi họ chứng kiến tôi, người cùng cảnh ngộ, song đi lại thoải mái, bình thường, sống hồn nhiên, vui vẻ với mọi thứ”, cựu nạn nhân ung thư xương “tường thuật”. Thực tế khuyết tật đã mở cánh cửa vào thế giới mới, đầy thách thức cho những chàng trai đã kể và các thành viên còn lại của tuyển Amp Football Ba Lan. “Tôi đã chứng minh với tất cả ai quan tâm, thực tế tôi là người bình thường, đầy đủ… chất lượng”, cầu thủ trấn giữ khung thành đội tuyển Zadebski khẳng định. Đã gần 4 năm, những chàng trai khuyết tật yêu đời tạo ra lịch sử tuyển Amp Football Ba Lan.

Thực tế, chính Amp Football đã chứng tỏ là quà tặng cuộc đời thú vị dành cho tất cả nam thanh niên không may thiếu chân, tay đam mê thể thao. “Tất cả hoạt động thể chất tích cực giúp chúng tôi không tự cách ly ra khỏi cộng đồng, không đầu hàng trước mặc cảm người khuyết tật. Chúng tôi có thể hòa mình vào cuộc sống, gặp gỡ mọi người và có cảm giác bản thân là cá thể tự do”, tuyển thủ Marek Zadebski bày tỏ. Hiện Przemyslaw, Bartek, Mariusz và Marek là những cầu thủ vừa học vừa hoạt động nghề nghiệp thường xuyên ra sân. Ngoài đá bóng, họ cũng thực hiện dự định và mơ ước cuộc đời của mình.

 ​ Luật chơi Amp Football rất đơn giản. Mỗi đội có 7 cầu thủ, kể cả thủ môn. Thủ môn thiếu 1 cánh tay, các cầu thủ di chuyển trên sân bằng nạng, không được phép dùng chân giả. Mỗi trận đấu gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 25 phút. Diện tích mặt sân nhỏ bằng một nửa sân tiêu chuẩn, Khung thành cũng nhỏ hơn, cùng tỷ lệ. Cầu thủ không được phép chơi bóng bằng nạng. Tương tự bóng đá truyền thống, trọng tài cũng dùng thẻ bắt các lỗi của cầu thủ…

 

NGUYỄN HƯNG - L.T (Theo RT, Mirrors)

 

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.v

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top