Đối thoại về phát triển bóng đá Việt Nam: Sẽ nói thẳng và thật

VH- Lần đầu tiên một hội nghị được xem là Hội nghị Diên Hồng của bóng đá Việt Nam với tinh thần nói thẳng, nói thật, trực diện vào những vấn đề nóng sẽ được Bộ VHTTDL tổ chức tại Hà Nội vào chiều mai 13.1. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam sẽ dự và phát biểu chỉ đạo.

Đối thoại về phát triển bóng đá Việt Nam: Sẽ nói thẳng và thật - Anh 1

 Ảnh: Hải Đăng

Để chuẩn bị cho buổi đối thoại này, theo chỉ đạo của Phó Thủtướng Vũ Đức Đam, Văn phòng Chính phủđã chuyển 29 ý kiến của các chuyên gia và người hâm mộ về bóng đá Việt Nam đến Bộ VHTTDL, Bộ GD&ĐT, Tổng cục TDTT, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Trước đó, tại Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 19.12.2017, Phó Thủtướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo tổ chức đối thoại về phát triển bóng đá Việt Nam. Đây được xem là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT, các nhà quản lý bóng đá trực tiếp trả lời câu hỏi của các chuyên gia, người hâm mộ nhằm tìm ra giải pháp cho sựphát triển bền vững của bóng đá Việt Nam.

Cả cuộc đời gắn bó với thể thao, với bóng đá, dù đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy nhưng bầu nhiệt huyết với bóng đá vẫn còn cháy hừng hực, chuyên gia bóng đá Trần Duy Ly cho biết ông mong muốn qua buổi đối thoại này sẽ đóng góp một phần nhỏ bécủa mình cho sựphát triển của bóng đá Việt Nam. Ông Ly cũng tin tưởng rằng với định hướng đúng đắn, các giải pháp toàn diện, đồng bộ và bền vững, bóng đá Việt Nam sẽ từng bước tiếp cận với trình độ bóng đá châu lục và thế giới.

Vị chuyên gia bóng đá này cho rằng dù Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ hết sức cụ thể nhưng phương thức tổ chức thực hiện chiến lược còn chung chung, không cụ thể nên kết quả thực hiện còn nghèo nàn, chưa thực sựtập hợp được các Bộ, ngành, địa phương, các CLB quyết liệt vào cuộc vì sựphát triển của bóng đá Việt Nam. Cuối cùng, vẫn chỉ là sựchỉ đạo của Bộ VHTTDL và sựtổ chức thực hiện hằng năm theo kế hoạch của Tổng cục TDTT, của VFF, Công ty VPF và các CLB như trước đây vẫn tiến hành; chưa thấy dấu ấn mạnh mẽ của Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam mang tầm vóc quốc gia, quyết liệt với sựtham gia của toàn xã hội.

Với những vấn đề cụ thể, chuyên gia này cũng kiến nghị Thanh tra Bộ VHTTDL chỉ đạo VFF, VPF phải vào cuộc làm rõ, kết luận đúng, sai trước hiện tượng “một ông chủcó nhiều đội bóng” gây bức xúc trong dư luận suốt chục năm qua. Đối với VFF, ông Ly cho rằng cần tổ chức Hội thảo để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia xây dựng chiến lược về hệ thống chiến thuật, lối thi đấu hiện đại cho các đội tuyển bóng đá phù hợp với đặc điểm thể lực của người Việt Nam…

Từ phía Nam, chuyên gia bóng đá Trần Duy Long lại cho rằng để bóng đá Việt Nam phát triển bền vững và có hiệu quả lâu dài thì Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT, VFF phải phối hợp cùng Bộ GD&ĐT phát triển bóng đá học đường, từ cấp tiểu học cho đến đại học, để vừa phát triển thể chất cho các em, vừa tìm kiếm tài năng cho bóng đá Việt Nam. Chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế lại mong trong buổi đối thoại này các nhà quản lý bóng đá phải trả lời được câu hỏi vì sao bóng đá Việt Nam lại phát triển theo hình tháp ngược khi V.League có 14 đội chuyên nghiệp trong khi giải hạng Nhất chỉ có 7 đội? Bao giờ V.League mới có 18 đội chuyên nghiệp và 20 đội ở giải hạng Nhất? Tại sao các giải đấu vẫn có nghi án tiêu cực cùng hiện tượng bạo lực, vắng khán giả; thành tích của đội tuyển quốc gia có chiều hướng đi xuống?

Đề cập đến một trong những vấn đề nóng của bóng đá Việt Nam hiện nay là công tác trọng tài, nguyên Phó Ban trọng tài VFF Đoàn Phú Tấn cho rằng cần phải cải tiến, nâng chất lượng công tác quản lý, điều hành trọng tài bóng đá Việt Nam; tạo môi trường chuyên nghiệp hơn trong hoạt động bóng đá, giúp trọng tài bớt khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, qua việc cải tiến hoạt động của Ban Kỷluật, quản lý chặt chẽ hơn hiện tượng phát ngôn thiếu trách nhiệm của các thành phần tham gia hoạt động bóng đá; tìm kiếm mô hình tập trung đào tạo hiệu quả trọng tài tiềm năng và tận dụng được nguồn nhân lực tài năng sẵn có là những trọng tài có trình độ, có đạo đức…

Một cuộc đối thoại chắc chắn không thể ngay lập tức tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc của bóng đá Việt Nam nhưng từ đây để thấy được hướng ra, cùng nhau chung sức, đồng lòng vì sựphát triển của bóng đá, môn thể thao được đông đảo người hâm mộ Việt Nam yêu mến, sẽ là cái đích mà những nhà tổ chức hướng đến…

Thu Sâm

 

 

Ý kiến bạn đọc