Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Hội chứng “nghiện điện thoại”

Thứ Hai 05/02/2018 | 09:05 GMT+7

VH- Khi công nghệ đang ngày càng phát triển thì cũng là lúc mà cụm từ “nghiện điện thoại” ngày càng trở nên phổ biến và có tần suất xuất hiện nhiều hơn khi nhiều năm trở lại đây điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là với giới trẻ. Chưa khi nào cái căn “bệnh” không thể rời điện thoại lại trở nên nguy hiểm đến vậy.

Cho đến nay vấn đề nghiện điện thoại đã lan ra toàn thế giới và đang từng ngày làm nóng dư luận. Một cuộc khảo sát của tạp chí TIME mới đây với 5.000 người dân toàn thế giới cho thấy, 84% số người được khảo sát cho rằng họ đã không thể chịu nổi nếu thiếu điện thoại một ngày. Một nghiên cứu khác của Đại học Waterloo (Canada) cho biết mức độ nghiêm trọng của tình trạng nghiện điện thoại trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng cứ 8 giờ lại có 1 người nghiện điện thoại và con số này còn tăng nhanh trong thời gian tới.

Việt Nam cũng nằm trong top 20 nước có người sử dụng internet cao nhất với 49 triệu người và số người trẻ sử dụng điện thoại thông minh là 30 triệu người, theo dự đoán nó sẽ tăng gấp 2 lần vào năm 2020. Tháng 4.2017, ông Nitin Gajria (Giám đốc Google Việt Nam) cho thấy trung bình mỗi người Việt Nam cầm điện thoại lên 150 lần/ngày, trung bình là 10 lần/giờ. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng điện thoại chính là “kẻ xâm lăng toàn cầu”.

Việc nghiện điện thoại thông minh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí như gây ra các hiện tượng khủng hoảng ngôn ngữ giao tiếp, cô đơn trên mạng, trưởng thành giả, trầm cảm mà còn gây ảnh hưởng đến xương khớp khi người nghiện liên tục giữ tư thế cúi đầu. Nghiện điện thoại còn kéo theo những chứng nghiện khác, đó là nghiện mạng xã hội với nhiều hệ lụy nguy hiểm khó lường đã gây ra những vấn đề có thật trong sự phát triển của trẻ em nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung.

Không ít người tỏ ra lo ngại trước bối cảnh nghiện điện thoại trên thế giới ngày càng gia tăng. Nhất là khi đối tượng đang bị lệ thuộc nhiều vào điện thoại lại chính là học sinh, sinh viên với mục đích sử dụng điện thoại chỉ để giải trí là chính. Hiện nay vẫn chưa có quy định nào cấm học sinh sử dụng điện thoại di động hay không được phép mang vào trường mà chỉ không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học.

Khi con người chẳng thể thông minh hơn chiếc điện thoại chính là lúc họ phải lệ thuộc hoàn toàn vào nó. Do đó, bên cạnh việc tuyên truyền tác hại của điện thoại di động đến các em học sinh thì biện pháp cấm học sinh sử dụng trong nhà trường sẽ khó thực hiện nếu không có sự hợp tác từ phía cha mẹ học sinh.

NGUYỄN THÚY HẠNH (theo Vietseri)

Print
Tags:

Xem nhiều nhất

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top