Start-up cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi khởi nghiệp

VHO - Khởi nghiệp Start – up là hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn do khả năng sinh lời nhanh, tính mạo hiểm phù hợp với tuổi trẻ và cơ hội rèn luyện bản thân. Chính điều này nhiều nhà sáng lập chỉ tập trung và hoạt động phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư thu hút khách hàng..., mà chưa nghĩ đến đường dài, không quan tâm đến các vấn đề đăng ký bảo về quyền sở hữu trí tuệ.

Start-up cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi khởi nghiệp - Anh 1

Trào lưu khởi nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhưng có thể thấy phần lớn trong số đó khi mới bắt đầu hình thành ý tưởng thì chỉ lo thành lập doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư để bắt đầu kinh doanh sao cho nhanh mà chưa nghĩ đến đường dài. Chính vì tính nhanh nhạy ai trước thì thắng của hình thức này mà nhiều người trẻ chỉ chăm chăm làm sao cho ra công ty thật nhanh, bán được sản phẩm thật nhanh mà quên đi một vấn đề quan trọng không kém, đó là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một quan niệm quá sức non nớt và cũng từ đó phát sinh ra nhiều vấn đề phức tạp.

Với Start –up, tài sản sở hữu trí tuệ được xem là tài sản có giá trị lớn nhất và đóng vai trò chủ chốt trong quyết định rót vốn của nhà đầu tư. Tài sản sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều dạng như tên thương mại, dịch vụ, bao bì, cải tiến công nghệ, bí mật kinh doanh, các bằng sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả...

Trong thời buổi kinh tế ngày càng hội nhập, cơ hội tạo ra cũng đồng nghĩa cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp. Giờ đây, đơn thuần không còn là giữa doanh nghiệp Việt với nhau mà thêm vào đó là doanh nghiệp Việt với công ty nước ngoài. Và bảo về quyền sở hữu trí tuệ là một hành động cần thiết và cấp bách hiện nay khi bước vào môi trường kinh doanh.

Tại Việt Nam khá nhiều startup, công ty khởi nghiệp lại không chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ lại chỉ tập trung vào phát triển kinh doanh sản phẩm. Chính vi thế dẫn đến việc nhiều sản phẩm, dịch vụ của startup khi mang lại lợi nhuận cũng là thời điểm sản phẩm bị công ty khác làm giả. Thậm chí hơn là đánh cắp thương hiệubản quyền, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp start-up khác (xin không nêu tên) có ý tưởng về phần mềm phục vụ pha chế, gọi món tại các cửa hàng ăn uống, nhà hàng (lĩnh vực phần mềm hay app di động cũng đang vô cùng phổ biến trông cộng đồng start-up). Ý tưởng thực tiễn này đã giành nhiều giải cao tại các cuộc thi về khởi nghiệp. Tuy nhiên, sau khi sản phẩm đã hoàn thiện, bắt đầu tiến hành kêu gọi đầu tư và thành lập doanh nghiệp thì mới ngỡ ngàng phát hiện ra là phần mềm của mình đã bị một nhóm khác làm giống y hệt và đăng tải nhiều trên các báo chí. Lúc này nếu không nhanh tay tiến hành bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì nguy cơ mất trắng là rất cao.

Start-up cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi khởi nghiệp - Anh 2

Một thành viên của doanh nghiệp này chia sẻ: “Trước khi thành lập doanh nghiệp thì một số thành viên cũng đã nghĩ đến việc đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng vì quá nhiều việc bận rộn và nguồn vốn lúc đầu còn hạn hẹp nên nghĩ cứ gác chuyện hồ sơ đăng ký qua một bên. Đến lúc ý tưởng bị “đánh cắp”, mọi người mới tá hỏa lên không biết phải làm sao đành chạy khắp nơi cầu cứu người quen xin giải quyết. Rất may nhờ sự trợ giúp của nhiều phía mà doanh nghiệp đã nhanh tay xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho phần mềm của mình trước bên kia.”

Điều đó cho thấy, việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ là vấn đề sống còn với bất cứ doanh nghiệp cũng như start-up nào. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không ít start-up chưa hiểu rõ về tài sản sở hữu trí tuệ và tầm quan trọng của loại tài sản này trong khởi nghiệp. Từ đó, họ thường lơ là hoạt động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, dẫn đến khó khăn, vướng mắc nếu nảy sinh tranh chấp, kiện tụng.

Cũng theo nhiều chuyên gia, việc bảo vệ quyền sở hữu trí truệ đóng vai trò không kém so với việc phát triển sản phẩm hay kêu gọi đầu tư. Do đó, để đảm bảo tính công bằng tất cả doanh nghiệp cần bảo hộ thương hiệu ngay bây giờ. Khi nhà sáng lập có ý thức bảo vệ tài sản trí tuệ cho start-up, họ sẽ tránh bị người khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình cũng như tránh xâm phạm quyền của người khác.

Ngoài ra, chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giúp start-up tiết kiệm nguồn lực khi có tranh chấp. Nguồn lực này không chỉ giới hạn ở mặt tài chính, mà còn là thời gian, tâm trí, sức lực. Thêm vào đó, start-up được bảo hộ trí tuệ sẽ thuận lợi trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng, khiến khách hàng không bị nhầm lẫn với hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu đang tồn tại trên thị trường.

Mỗi nhà sáng lập không nên vì lợi ích hay sự bận rộn trước mắt mà quên đi việc bảo vệ về mặt pháp lý với tài sản trí tuệ thuộc doanh nghiệp của mình.Bên cạnh đó, bảng sắc thương hiệu không phải là thứ mà công ty thực hiện ngày một ngày hai được. Chính vì vậy, mỗi star-tup cần có thời gian tạo nên nền tưởng lâu dài. 

 THUỲ LINH

Ý kiến bạn đọc