Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Kinh tế

29 Tháng Ba 2024

Sinh viên, thanh niên đi xin việc: Thiếu kỹ năng từ đầu

Thứ Tư 19/09/2018 | 10:37 GMT+7

VH- Thiếu kỹ năng xin việc như viết thư xin việc, trả lời phỏng vấn… đang là trở ngại để sinh viên, thanh niên có được một công việc như mong muốn. Bên cạnh đó là tâm lý xin việc như tìm vận may.

 Người lao động ký tuyển dụng tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp với quận Cầu Giấy tổ chức ngày hội tư vấn việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên. Quận Cầu Giấy là một trong những địa bàn có nhiều trường đại học, do đó ngày hội việc làm là cơ hội để doanh nghiệp và người lao động gặp gỡ, trao đổi thông tin, phỏng vấn trực tiếp… Tham gia phiên giao dịch có 45 đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng 1.531 chỉ tiêu, trong đó có 37 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ, còn lại là lĩnh vực sản xuất, may mặc… Điều này cho thấy việc khan hiếm lao động đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên mới ra trường có những lựa chọn được công việc yêu thích.

Ông Hồ Minh Linh, Công ty cổ phần Luyện kim và khai khoáng Việt Đức cho biết, đây là phiên thứ tư công ty tham gia phiên giao dịch để tuyển vị trí kinh doanh và kế toán, đến nay vẫn chưa tuyển dụng được. Theo ông Linh, nhiều thanh niên xin việc với tâm lý không xin được chỗ nọ thì xin chỗ kia, chứ không tha thiết muốn vào làm ở công ty mà mình xin tuyển dụng. “Họ xác định làm chỗ nào cũng được chỉ cốt là được trả lương theo mong muốn, do đó nhiều người lao động khi đi tuyển dụng nhưng không hiểu về công ty, không hiểu về công việc mà mình đang xin việc”, ông Linh cho hay.

Chính vì vậy, có tình trạng thanh niên, sinh viên tốt nghiệp đi xin việc ở nhiều nơi mà vẫn không được tuyển dụng. Và họ sẵn sàng làm những việc không liên quan đến trình độ được đào tạo nhưng có thu nhập mong muốn như giao hàng, chạy xe ôm công nghệ… Theo các nhà tuyển dụng, một trong những nguyên nhân cản trở sinh viên, thanh niên tiếp cận với việc làm không phải ở trình độ, mà ở ngay hồ sơ xin việc - “cửa ngõ” đầu tiên kết nối với doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng. Chị Bạch Thùy Linh (Giám đốc Trung tâm Tiếng Anh ENCI) đã lên tiếng nhiều lần về việc sinh viên kém kỹ năng ứng tuyển: Nhiều sinh viên có trình độ ĐH mà không nắm nổi quy tắc tối thiểu để gửi một email, đó là chủ đề thư hay một vài dòng giới thiệu ở bên ngoài để kết nối với nội dung thư xin việc đính kèm. Hoặc có những thư thì tất cả nội dung đều thể hiện trên chủ đề, ngôn ngữ thư xin việc như viết thư... tình yêu; không có văn bản Thư xin việc kèm theo, nếu có lại mắc nhiều lỗi nguyên tắc văn bản... Theo chị Linh, một email xin việc chủ đề phải thể hiện rõ mục đích của thư, nêu rõ họ tên và vị trí ứng tuyển. Bên dưới chủ đề phải đề rõ “Kính gửi” doanh nghiệp, phòng ban liên quan; giới thiệu sơ bộ về bản thân và lý do ứng tuyển nhằm kết nối với Thư xin việc đính kèm. Nhưng thực tế rất nhiều sinh viên, thanh niên xin việc đã không thể hiện được những kỹ năng tối thiểu mà chỉ vỏn vẹn một file đính kèm. Và đa số doanh nghiệp, người phụ trách nhận email tuyển dụng thường bỏ qua những email “thiếu nguyên tắc” như thế, thậm chí còn “xóa” email luôn mà không cần đọc nội dung bên trong.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, hiện nay thông tin trên mạng cũng như các trường đại học đều có buổi trao đổi ngoại khóa hoặc lồng ghép giảng dạy về những kỹ năng mềm xin việc, phỏng vấn, làm hồ sơ để bước đầu tạo cảm nhận người tuyển dụng có mong muốn làm việc tại doanh nghiệp. Với thanh niên, lực lượng lao động trẻ đôi khi chưa để ý hoặc coi vấn đề làm hồ sơ là bình thường, viết đơn giản, điền mẫu đơn… nhưng điều này lại không thể hiện khả năng, trình độ của người lao động, do đó ngay từ đầu đã chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp. “Người lao động nên tìm hiểu về doanh nghiệp, tìm hiểu về vị trí mà mình tuyển dụng, xem doanh nghiệp có phát hành hồ sơ hay không. Nếu không phát hành hồ sơ thì tự mua ở ngoài và kèm theo tất cả những văn bằng, chứng chỉ liên quan. Đơn xin việc nên viết tay để trình bày những kiến thức, khả năng đáp ứng công việc và kinh nghiệm của mình. Một bộ hồ sơ tỉ mỉ, đẹp đẽ sẽ giúp doanh nghiệp bước đầu có niềm tin với người tuyển dụng”, ông Thành nói. 

HOÀNG MAI

 

Print
Tags:

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top