Nhà quản lý cần làm gì khi sân khấu sa sút?

VHO - Đó không chỉ là câu hỏi mà còn là nỗi niềm của những người làm sân khấu hiện nay khi loại hình nghệ thuật này đang phải đối diện với không ít khó khăn: Hệ thống thiết chế quá thiếu, cơ sở vật chất xuống cấp, kịch bản tốt khan hiếm, hiện tượng vở diễn chạy theo thị hiếu tầm thường mà thiếu tính thẩm mỹ của một bộ phận làm nghề…

Tại Hội nghị chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với lĩnh vực sân khấu tại TP.HCM” vừa diễn ra mới đây, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM tâm tư, cả Kịch nói, Cải lương và Hát bội đều đang lâm vào hoàn cảnh khó.

 Sân khấu tồn tại là nhờ giả, không thì sân khấu “chết”, vì không thì chúng ta hát cho ai xem? Nhưng sân khấu “chết” lại do nghệ sĩ. Sự tồn tại sân khấu là do chúng ta, ý thức làm nghề của người nghệ sĩmang yếu tố quyết định. Tuy nhiên nhiều diễn viên hiện nay không ý thức, thường hay chạy “show”, tập tuồng thì hời hợt, như vậy không thể nào được vở diễn hay phục vụ giả, chỉ nghĩcái lợi trước mắt mà không nghiêm túc với nghề… Điều này theo đạo diễn Trần Ngọc Giàu, vai tròngười quản lý rất quan trọng, lý nhà hát cần biện pháp để khắc phục tình trạng này, vì chất lượng vở diễn cũng chính là thương hiệu nhà hát.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM đồng tình quan điểm này và nhấn mạnh rằng, đặt trong bối cảnh hiện tại thì tính thương hiệu, chất lượng là vấn đềmà các nhà hát cần quan tâm. “Thương hiệu muốn có được thì chúng ta cần xác định chúng ta là ai và hoạt động trong bối nào. Chúng ta còn là đơn vị nghệ thuật bao cấp và chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước, nếu chỉ trông chờ vào ngân nhà nước thì tất cả những hoạt động sẽ cầm chừng và trì trệ. Tính thương hiệu đó đặt trong bối cảnh ngày càng bức bách và chúng ta xác lập nó ra sao với sự tự chủ của các đơn vị công lập. Để dẫn đến sản phẩm chúng ta đưa ra cho công chúng không còn là “áp đặt”, theo kiểu cócái nào thì đưa đó cho khán giả xem, điều phải chăng đã quá lạc hậu đối với bối cảnh hiện tại”.

Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM nói với lãnh đạo nhà công lập: “Nhà nước có thể hỗ trợ cho chúng ta rất nhưng có một điều mà Nhà nước không làm được đó là đem khán giả đến, việc quan trọng nhất hiện nay của chúng ta là làm sao giả. Đó là trách nhiệm của những người làm nghệ thuật… Đôi khi chúng ta hay đổ thừa nhà nước phải đầu tư cơ sở vật chất và thứ nữa, nhưng trong điều kiện chưa cócơ sở vật chất tốt như momg muốn, thì chúng ta cần thể hiện năng lực lãnh đạo, lý như thế nào? Không lẽ chỉ biết ngồi đó để chờ?”.

Bàn về công tác khán giả, đạo diễn Trần Ngọc Giàu bày tỏ, trong thời đại hiện nay, chúng ta coi văn hóa, nghệ thuật cũng là một sản phẩm thì giả chính là người tiêu dùng. Để bảo vệ người tiêu dùng thì văn nghệ thuật cần được thẩm định và cấp phép. Ông cho rằng quan niệm “đào tạo khán giả” mà gần đây nhiều người thường nói là chưa đúng, vì nếu “đào tạo” thì theo chương trình nào, bao lâu, ai cấp bằng, giảng viên nào? Theo ông, để cókhán giảphải một quátrình từ nhỏ cho đến lớn, trong hành lang pháp lý của quản lý nhà nước. 

THÙY TRANG

Ý kiến bạn đọc