Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Giải trí

28 Tháng Ba 2024

Kỷ niệm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh cách mạng VN(15.3.1953 - 15.3.2018): 65 năm hẹn gặp một ngày

Thứ Sáu 09/03/2018 | 10:41 GMT+7

VH- Ngày 13.3 tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội), buổi gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam sẽ được trang trọng tổ chức. Dấu mốc sau hơn 6 thập kỷ thành lập là dịp để các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh cùng hồi ức về những kỷ niệm đẹp đẽ và đầy cảm động, kể từ khi những tác phẩm điện ảnh cách mạng đầu tiên ra đời. Đây cũng là cuộc gặp gỡ nhiều xúc cảm, với sự quy tụ của những gương mặt điện ảnh dấu ấn, luôn gắn bó với từng nấc thăng trầm của ngành nghệ thuật luôn sống mãnh liệt trong lòng công chúng.

 

Nhân dịp này, Cục Điện ảnh (Bộ VHTTDL) vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, ghi nhận những thành tích, cống hiến của đơn vị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền điện ảnh nước nhà.

 

Hồ Chủ tịch nói chuyện với đại biểu trong giờ giải lao tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, năm 1951. Nhà quay phim Nguyễn Thế Đoàn (người cầm máy quay) quay tư liệu về Đại hội -ảnh do Cục Điện ảnh cung cấp

 Nỗi nhớ từ điểm bắt đầu

Ngày 15.3.1953 tại Chiến khu Việt Bắc (ATK), huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”. Kể từ đó, ngày 15.3 đãđược khắc ghi là dấu ấn lịch sử trên con đường xây dựng, phát triển của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Chặng đường 65 năm lưu giữ nhiều hồi ức, hoài bão và cũng chính là nỗi niềm khắc khoải, nhớ nhung của nhiều gương mặt, thếhệnghệsĩ điện ảnh gạo cội. Trong tâm trí của những bậc “đại thụ” vẫn luôn vẹn nguyên xúc cảm đầy trân quý về một thời kỳ bộn bề khókhăn, vất vả nhưng vượt trên tất cả, tâm huyết và lòng yêu nghề đãtrở thành động lực cho sựra đời của nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển. Từnăm 1959, khi bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam - Chung một dòng sông ra đời, cho đến rất nhiều bộ phim vang bóng được các thếhệnghệsĩ gạo cội chung tay làm nên như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Đến hẹn lại lên, Em bé Hà Nội, Bao giờ cho đến tháng Mười…, tất cả đãcùng ghi lại những dấu ấn khóphai.

Những tháng năm đầu tiên của điện ảnh Việt cũng được ghi lại chân thực và sống động qua nhiều bộ phim tài liệu vô giánhư Trận Mộc Hóa, Chiến thắng La Ban- Cầu Kè, Chiến dịch Điện Biên, Chiến thắng Tây Bắc, Đường ra phía trước, Lũy thép Vĩnh Linh… Đólà những thước phim lưu giữ ký ức không thể nào quên trong lịch sửdân tộc, là minh chứng cho tinh thần quả cảm của nhiều nghệsĩ điện ảnh đãquên mình để ghi lại chân thực những hình ảnh trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc.

Và tại cuộc gặp gỡ nhân kỷ niệm 65 năm này, một lần nữa nhiều tác phẩm điện ảnh Việt Nam đãđược trao tặng Bông sen Vàng được trình chiếu phục vụ nhân dân cả nước.

Đồng chí Võ Văn Kiệt và các nhà điện ảnh Khu 8, Bưng Biền - Nam Bộ (năm 1950) - ảnh do Cục Điện ảnh cung cấp

Vững bước trên nền tảng truyền thống

65 năm đồng hành cùng lịch sửdân tộc, đi qua những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm vàhơn 30 năm xây dựng, đổi mới đất nước, điện ảnh Việt Nam luôn là lực lượng xung kích, hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ chính trị, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân cũng như tuyên truyền chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Trong thời kỳđổi mới vàhội nhập quốc tế, điện ảnh Việt Nam đã vàđang từng bước tiếp cận, hội nhập với điện ảnh khu vực vàthếgiới, góp phần quảng bámạnh mẽ hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.

Những dấu ấn và thành công của nền điện ảnh cách mạng cũng được khắc ghi với nhiều hoạt động trong công tác quản lý nhà nước, góp phần định hướng và tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất, phát hành, phổ biến phim. Các kỳ Liên hoan Phim Việt Nam, Liên hoan Phim Quốc tếHà Nội được tổchức cũng đãđể lại nhiều dấu ấn khóphai. Những Bông sen Vàng, Bông sen Bạc hay Giải thưởng Cánh Diều của Hội Điện ảnh không chỉluôn được các nghệsĩ trân trọng mà còn tạo nên chất men xúc tác, khích lệnhững khát khao cống hiến. Với nhiều nỗ lực, sáng tạo và những cống hiến không ngừng nghỉ, điện ảnh Việt Nam đãđược Nhà nước phong tặng 64 NSND, 245 NSƯT. Nhiều tác giả, nghệsĩ cótác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình xuất sắc đãđược Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước.

Sựphát triển mạnh mẽ của điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn hội nhập cũng được thể hiện với sựnở rộ của các dòng phim, đa dạng về loại hình, phong phú về đề tài và đặc biệt, nhiều bộ phim đãngày càng tiệm cận, đến gần hơn với nhu cầu của khán giả. Không ít tác phẩm xuất sắc trở thành cầu nối để giới thiệu, quảng bánền văn hóa, con người, đất nước Việt Nam đến với bè bạn năm châu. Nhiều bộ phim không chỉlà niềm tựhào của nền điện ảnh trong nước mà còn xuất sắc giành được các giải thưởng và được đánh giácao tại hoạt động chuyên ngành của khu vực và thếgiới. Đặc biệt, sựthành công Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, tác phẩm điện ảnh đầu tiên ghi dấu sựphối hợp việc đặt hàng sản xuất từnguồn vốn ngân sách nhà nước với hợp tác đầu tư vốn sản xuất của cơ sở điện ảnh tư nhân đãmở ra một hướng đi mới, hứa hẹn sựra đời của nhiều tác phẩm điện ảnh chất lượng cao trong thời gian tới.

Vượt qua nhiều khókhăn, thách thức để cóđược những kết quả đáng ghi nhận ngày hôm nay, Cục Điện ảnh với chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành Điện ảnh trong những năm qua, đặc biệt trong 5 năm gần đây (2012- 2017) đãnỗ lực xây dựng, hoàn thiện và tham mưu ban hành hệthống văn bản quản lý nhà nước dầy dặn. Nhiều Chỉthị, Nghịquyết của Đảng, những chính sách của Nhà nước, các Nghịđịnh và nhiều văn bản của Chính phủ về văn hóa, điện ảnh đãtạo nên hành lang pháp lý thuận lợi cho sựphát triển của nền điện ảnh nước nhà.

Với những thành tựu đó, Cục Điện ảnh đãvinh dự được trao tặng nhiều phần thưởng cao quýcủa Đảng, Nhànước, với hai lần đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất (các năm 1998, 2003), Bằng khen của Thủtướng Chính phủvà của BộVHTTDL...

Phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam: “Chung một dòng sông” (ảnh tư liệu)

Nâng tầm điện ảnh Việt

Trong thư chúc mừng nhân kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: “Chặng đường lịch sử ngành điện ảnh 65 năm có hình ảnh, có công sức, có sự tận tâm cống hiến của các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh, cùng nhau tôn vinh và quảng bá văn hóa, con người Việt Nam dũng cảm trong chiến đấu, sáng tạo, đổi mới trong lao động đến với công chúng trong và ngoài nước. Nhiều bộ phim đã góp phần định hướng, nhân rộng tính chân, thiện, mỹ tới khán giả qua những hình ảnh, nhân vật đầy sức thuyết phục.

Bằng ngôn ngữ đặc thù của nghệ thuật điện ảnh, các thế hệ nghệ sĩ đã bắc những nhịp cầu để bản sắc Việt Nam vươn xa, hội nhập thế giới. Đặc biệt 5 năm gần đây, ngành điện ảnh đã đẩy mạnh nhiều hoạt động có sức lan tỏa trong xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế, khẳng định thương hiệu Liên hoan phim Việt Nam và Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội, từ đó nâng tầm điện ảnh Việt Nam tại khu vực và quốc tế…”.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tin tưởng: “Các thế hệ lãnh đạo, nghệ sĩ, công chức, viên chức ngành điện ảnh sẽ phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được, tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo để đưa điện ảnh phát triển, trở thành một trong những ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn, quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”.

Dẫu còn nhiều khókhăn, song với niềm tin, nhiệt huyết của các thếhệnghệsĩ, sựnắm bắt kịp thời những cơ hội mới của các nhà hoạt động điện ảnh, đặc biệt được sựquan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành điện ảnh Việt Nam sẽ tiếp tục vững vàng và phát triển, tạo nên những tác phẩm nghệthuật mang dấu ấn thời đại, giàu tính nhân văn, góp phần nâng tầm nền điện ảnh quốc gia trên trường quốc tế.

 PHƯƠNG ANH

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top