Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Về sự cố Quốc ca bị ngắt âm thanh trên một số nền tảng số, Bộ VHTTDL yêu cầu: Không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam

Thứ Tư 08/12/2021 | 09:51 GMT+7

VHO- Liên quan đến sự cố doanh nghiệp ngắt âm thanh Quốc ca Việt Nam trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào trong khuôn khổ AFF Cup 2020 (tối 6.12) trên một số nền tảng số, trái quy định pháp luật, ngay trong sáng qua 7.12, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với các cơ quan liên quan.

 Hát Quốc ca là một nghi lễ rất thiêng liêng. Trong ảnh: Một đoàn du khách chào cờ và hát Quốc ca tại Cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang) Ảnh: XUÂN HỮU

Bộ VHTTDL cũng đã có ý kiến chính thức về việc này, trong đó Bộ yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.

Bộ VHTTDL khẳng định: Ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam. Bộ VHTTDL có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ, phát huy giá trị của Quốc ca. Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. “Bộ VHTTDL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam”, Bộ VHTTDL nhấn mạnh.

Trước đó, vào tối 6.12, trong trận đấu giữa đội tuyển bóng đá Việt Nam - Lào trong khuôn khổ giải AFF Cup trên kênh YouTube của Next Media, khán giả đã không nghe được phần hát Quốc ca khi mở đầu trận đấu và màn hình hiện dòng chữ thông báo: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong khán giả thông cảm”. Sự việc này đã khiến khán giả không khỏi ngỡ ngàng. Dòng thông báo này đã khiến khán giả nghi ngờ liên quan tới BH Media, bởi cách đây không lâu, đơn vị này từng gây ồn ào vì được cho là “đánh gậy bản quyền” liên quan tới Quốc ca trước đó trên YouTube. Nhưng theo đại diện truyền thông BH Media, vụ việc các kênh YouTube tắt tiếng Quốc ca lần này không hề liên quan đến BH Media.

 Các bạn đoàn viên hát Quốc ca

“Trong trận đấu giữa Việt Nam - Lào, không hề có bên nào “đánh bản quyền” Tiến quân ca (Quốc ca), mà chỉ là do đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng để phòng xa, tránh bị mất doanh thu như kênh YouTube của FPT mà thôi”, đại diện truyền thông BH Media giải thích. Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi Tiến quân ca, cả trong nước và ngoài nước. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, nếu bất kỳ ai bỏ tiền, thời gian, công sức, kỹ thuật ra sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi, bất kỳ ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất, BH Media nêu. Sự lo ngại này bắt nguồn từ sự việc trước đó, trong trận bóng đá giữa Việt Nam - Ả Rập Xê Út diễn ra tối 16.11 tại Việt Nam, kênh YouTube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã không thể thu được tiền vì lý do trận đấu dùng bản ghi Tiến quân ca do hãng đĩa nước ngoài sản xuất. Trên thực tế, Ban tổ chức sân đã chọn bản ghi Tiến quân ca của Hãng đĩa Marco Polo. Đây là bản ghi mà hãng đĩa này bỏ tiền sản xuất và đã đăng ký bản quyền trên YouTube. Theo luật, bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này thì phải xin phép nhà sản xuất.

Theo BH Media, sự việc lần này cho thấy nếu Ban tổ chức sân sử dụng bản ghi có bản quyền thì các kênh YouTube ở Việt Nam tiếp sóng trận đấu đã không bị mất tiền oan. Bản quyền âm nhạc trên môi trường số ngày càng chặt chẽ, do đó, tất cả các bên đều cần phải nâng cao ý thức bản quyền. Đơn cử khi đoàn thể thao Việt Nam ra nước ngoài thi đấu, thì phía Việt Nam cần chủ động chuẩn bị các bản ghi Tiến quân ca có bản quyền nộp cho ban tổ chức sân, như vậy có thể đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị tiếp sóng.

 Khi giai điệu bản Quốc ca vừa cất lên đã bị mất tiếng, rồi xuất hiện dòng chữ như trên ảnh

Liên quan tới bản quyền của bản nhạc Tiến quân ca ngày 15.7.2016, lễ tiếp nhận bài Tiến quân ca, truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Văn Cao đã được tổ chức trang trọng tại Nhà Quốc hội. Nhà thơ, họa sĩ Văn Thao (con trai trưởng của cố nhạc sĩ Văn Cao) đã trao văn bản hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca, trong đó có đoạn: “Bằng văn bản này, gia đình chúng tôi trân trọng hiến tặng bài Tiến quân ca, cả phần nhạc và phần lời cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam”.

Hơn 70 năm trôi qua, bài Tiến quân ca luôn thể hiện sức sống mãnh liệt, khẳng định giá trị của một tác phẩm lớn gắn liền với lịch sử dân tộc, luôn được vang lên trong các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Mỗi người dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài đều hát ca khúc này với những cảm xúc thiêng liêng, những giai điệu vang mãi như một lời hiệu triệu non sông. 

 Bộ VHTTDL khẳng định: Ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam. Bộ VHTTDL có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ, phát huy giá trị của Quốc ca. Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật. “Bộ VHTTDL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chăn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam”, Bộ VHTTDL nhấn mạnh.

 

 Theo ông Trần Văn Mạnh, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam, quy trình để duyệt cờ cũng như bản thu âm bài Quốc ca của các nước để sử dụng tại các đại hội thể thao lớn nhất khu vực như SEA Games, lớn nhất châu lục như Asian Games hay lớn nhất thế giới như Olympic rất kỹ càng, nghiêm ngặt. Chẳng hạn, khi Đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games, Asian Games, Olympic, Ban tổ chức các đại hội thể thao quốc tế thường thông qua kênh ngoại giao là Đại sứ quán Việt Nam (Bộ Ngoại giao) tại quốc gia đăng cai đại hội để lấy cờ hay băng thu âm bản Quốc ca Việt Nam rồi gửi lại cờ và bản thu âm Quốc ca cho Ủy ban Olympic quốc gia các nước để xác nhận.

Sau đó sẽ tiếp tục xác nhận cờ và bản thu âm Quốc ca tại các cuộc họp Trưởng đoàn thể thao các nước tham dự Đại hội. Quy trình này thường phải qua 5 bước xác nhận, trước khi được BTC nước chủ nhà sử dụng chính thức tại các Đại hội. Việt Nam cũng sẽ áp dụng quy trình tương tự trong quá trình tổ chức SEA Games 31 vào tháng 5.2022.

THU SÂM

 

PHƯƠNG ANH

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top