Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
28 Tháng Ba 2024

VĐV LGBTQ tại Olympic Tokyo 2020: Tôi từng nghĩ mình chẳng làm được gì

Thứ Năm 29/07/2021 | 16:29 GMT+7

VHO- Thế vận hội Olympic mùa hè 2020 đã mang tính lịch sử không chỉ vì diễn ra muộn hơn một năm so với dự kiến. Đây còn là một kỳ Olympic gây ấn tượng mạnh do có số lượng VĐV thuộc cộng đồng LGBTQ tham gia nhiều hơn bất cứ kỳ Thế Vận hội nào khác.

Nhiều VĐV tại Olympic Tokyo 2020 công khai mình là người thuộc cộng đồng LGBTQ (Ảnh: CNN)

Phân biệt đối xử trong thể thao

Theo CNN, ít nhất 168 trong số VĐV Olympic tham gia tranh tài ở Tokyo công khai mình thuộc cộng đồng LGBTQ (cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới hoặc có xu hướng tình dục khác biệt). Trong số hơn 160 VĐV, có nhiều VĐV nổi tiếng như Megan Rapinoe (bóng đá Mỹ), Brittney Griner (bóng rổ Mỹ) hay Tom Daley, người mới giành HCV cho nước Anh ở nội dung chung kết đôi nam 10m cứng. Năm nay, Olympic cũng chào đón cầu thủ bóng đá người Canada Quinn và VĐV cử tạ người New Zealand  Laurel Hubbard , cả hai đều là người chuyển giới. Điều này cho thấy, “bức tranh” đang thay đổi ở Thế vận hội Tokyo.

Erik Denison (một nhà khoa học về hành vi tại Đại học Monash ở Úc) cho biết, sự gia tăng số lượng VĐV thuộc cộng đồng LGBTQ tại Thế vận hội là thông tin hết sức đáng mừng.  Lực lượng VĐV này sẽ khiến các VĐV khác phải dè chừng cũng như khán giả dường như sẽ “nín thở” để theo dõi họ thi đấu.

Theo thống kê của trang web Outsports, chưa đến 2% tổng số vận động viên thi đấu ở Tokyo được xác định là người thuộc LGBTQ. Một báo cáo khác của Out on the Fields chỉ ra rằng hơn 81% nam giới đồng tính nam dưới 22 tuổi đã che giấu giới tính của mình để tránh bị đồng đội từ chối hoặc bị HLV, quan chức phân biệt đối xử. Với những con số trên, Denison khẳng định cho rằng nếu văn hóa thể thao tiếp tục loại trừ những người LGBTQ từ khi còn trẻ, số lượng VĐV chuyên nghiệp công khai là đồng tính và chuyển giới có thể sẽ không tăng.

Các nhà nghiên cứu nghiên cứu về VĐV LGBTQ cũng nói với CNN rằng có nhiều lý do để có rất ít VĐV LGBTQ. Một trong số đó là những người thuộc cộng đồng LGBTQ vẫn bị phân biệt đối xử khi chơi thể thao. Điều này có thể khiến họ ngừng chơi, thu hẹp con đường của họ đến với các môn thể thao chuyên nghiệp. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, cũng có thể có những vận động viên LGBTQ thi đấu tại Thế vận hội Tokyo vẫn xuất hiện thi đấu nhưng không cảm thấy thoải mái do tồn tại định kiến ​​về giới tính trong thể thao.

Được biết, những năm trở lại đây, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã củng cố lập trường của mình về việc cho phép các VĐV LGBTQ  thi đấu tại các kỳ Thế vận hội gần đây. Trong một tuyên bố về quấy rối trong thể thao, IOC báo cáo rằng các vận động viên LGBTQ là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất khi bị lạm dụng trong thể thao. Có thể nói, việc ủng hộ các vận động viên LGBTQ là tín hiệu đáng mừng báo hiệu cho việc IOC đã lắng nghe ý kiến của những VĐV này và cố gắng khắc phục để tạo ra sự bình đẳng trong thể thao chuyên nghiệp.

Quinn thành viên đội tuyển bóng đá nữ Canada cảm thấy tự hào khi được nhìn thấy tên của mình trong đội hình tham dự Olympic. Cô là một trong những người công khai mình là người chuyển giới vào tháng 9.2020 trên mạng xã hội. Quinn bày tỏ sự vui mừng với sự thay đổi của các quy định về VĐV LGBTQ trong thể thao. Điều này càng ý nghĩa hơn với cô khi Quinn từng trải qua quãng thời gian theo học đại học với dự luật cấm học sinh chuyển giới chơi trong các đội thể thao của trường.

Quinn viết trên Instagram: "Những cô gái chuyển giới bị cấm tham gia các môn thể thao. Những phụ nữ chuyển giới phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và thành kiến ​​trong khi họ đang cố gắng theo đuổi giấc mơ Olympic của họ. Cuộc chiến chưa kết thúc ... và tôi sẽ ăn mừng khi tất cả chúng ta ở đây."

 VĐV LGBTQ người Anh Tom Tom Daley và tấm HCV tại Olympic Tokyo 2020   Ảnh:Team GB

Thành tích đáng nể

Thực tế, trong số VĐV LGBTQ, có rất nhiều VĐV có thành tích thi đấu tốt. Outsports đã từng nhận định, nếu tất cả các VĐV LGBTQ thi đấu dưới một lá cờ chung duy nhất, họ sẽ đứng thứ 14 trên thế giới về tổng số số huy chương tại Thế Vận hội.

Quay trở lại với Quinn, cô đã chơi cho đội tuyển bóng đã nữ Canada kể từ khi mới 18 tuổi. Tiền vệ này đã cùng đội tuyển của mình tham dự World Cup 2015, giành HCĐ ở Olympic Rio 2016. Gần đây nhất, Quinn cùng đồng đội đã đạt được HCB tại giải vô địch bóng đá nữ Concacaf 2018 sau khi chịu thất bại trước đội tuyển Mỹ trong trận chung kết. Quinn đã có tất 57 lần ra sân cho Canada.

“Thần đồng nhảy cầu của Vương Quốc Anh” cũng là một ví dụ điển hình cho việc các VĐV LGBTQ luôn thi đấu hết mình trong thể thao mặc cho các định kiến về giới. Ở phần thi chung kết đôi nam 10m cầu cứng, Daley và Matty Lee đã vượt qua cặp VĐV Trung Quốc Cao Yuan, Chen Aisen, những người từng hai lần giành HCV Olympic với cách biệt 1,23 điểm. Daley đã hiện thực hóa giấc mơ đổi màu huy chương sau hai lần đều giành HCĐ tại Olympic 2016 và 2012.

"Giờ đây, tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi nói rằng tôi là một người đồng tính và cũng là nhà vô địch Olympic. Khi còn nhỏ, tôi từng nghĩ mình không thể làm được điều gì lớn lao và ý nghĩa vì giới tính thật của tôi. Nhưng việc đoạt HCV Olympic đã chứng minh tôi có thể làm được bất cứ điều gì và những người khác cũng vậy", Daley nói hôm 27/7.

Chứng kiến các VĐV LGBTQ thi đấu, có một điều chắc chắn dù thắng hay thua, người xem đều được truyền cảm hứng vì nỗ lực của những người trẻ như họ. Quan trọng hơn cả, tinh thần bình đẳng trong thể thao đã và đang được đẩy cao hơn bao giờ hết để không còn bất cứ sự kỳ thị nào.

ĐÌNH TOÁN (Tổng hợp)

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top