Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Ninh Bình: Khơi dậy và lan tỏa nét đẹp văn hóa đọc trong cộng đồng

Thứ Bảy 24/07/2021 | 07:25 GMT+7

VHO-  Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Ninh Bình sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu nghiên cứu, học tập và giải trí của nhân dân, bước đầu hình thành mạng lưới hoạt động thư viện cấp tỉnh, huyện, tạo hạt nhân trong phát triển văn hóa đọc phục vụ nhu cầu văn hóa đọc, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Ninh Bình phấn đấu tới năm 2025 có 90% học sinh, sinh viên tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện. Ảnh Minh Quang

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, định hướng đến năm 2030. 

Với mong muốn nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc; hình thành thói quen, sở thích, kỹ năng đọc nhằm xây dựng và phát triển phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân; định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống có thể tiếp cận với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích cho cuộc sống, nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực.. gắn với việc chuyển đổi số, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho phát triển văn hóa đọc.

Mục tiêu đến năm 2025, Ninh Bình phấn đấu đạt 90% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học;  25% - 30% người dân ở khu vực nông thôn, 20% - 25% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành; 50% trở lên người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 95%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí; Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 03 bản/người dân và đạt 0,5 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; trung bình mỗi người dân đọc 2,5 cuốn sách/năm; 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 100% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 50% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật; số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 250.000 lượt/năm.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, cần tập trung triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ và giải pháp: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc; Đa dạng hóa các hình thức cung cấp tài liệu cho người đọc, xây dựng và phát triển dữ liệu số thư viện; Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa; Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm; Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; Mở rộng hợp tác phát triển văn hóa đọc. 

Đồng thời, huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển văn hóa đọc; tổ chức thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc một cách sâu rộng, có hiệu quả, thiết thực bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; lồng ghép với các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; đổi mới hoạt động thư viện, nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ hướng đến xây dựng kỹ năng thông tin, gắn với việc chuyển đổi số nhằm phục vụ và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên.

Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống thư viện công cộng và thư viện của các cơ sở giáo dục tại địa phương. Từng bước, góp phần để người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Duy trì và củng cố các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc, nhân rộng các mô hình phát triển văn hóa đọc đã được xây dựng, xây dựng kỹ năng thông tin cho người sử dụng. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử). 

QUỲNH VY

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top