Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
28 Tháng Ba 2024

Điện Biên Phủ ngày ấy và câu chuyện từ một đội trưởng đội dân công hỏa tuyến

Thứ Sáu 07/05/2021 | 11:01 GMT+7

VHO - Để có được chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử chúng ta có sự hỗ trợ tổng lực của rất nhiều người. Và trong ngày hôm nay, chúng ta sẽ được gặp một trong những con người ấy.

(Ảnh tư liệu)

Chia sẻ với phóng viên, ông Trịnh Quang Thềm - Đội trưởng Đội dân công hoả tuyến xã Hợp Lý, Triệu Sơn, Thanh Hoá - đã nói về rất những kỷ niệm ông đã có trong quá khứ khi cùng các đoàn dân công đi tiếp tế lương thực cho Điện Biên Phủ năm ấy. 

"Tôi tham gia đoàn dân công từ năm 19 tuổi, lúc đó là đầu năm 1953 - sau khi có chủ trương Thanh Hóa chuẩn bị tiếp tế lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ" - ông Trịnh Quang Thềm nói - "Năm đó tôi được Đảng ủy UBND tin tưởng cử đi làm cán bộ hướng dẫn nhân công. Tôi là đại đội phó".

Điện Biên Phủ ngày ấy và câu chuyện từ một đội trưởng đội dân công hỏa tuyến - Ảnh 1.

Ông Trịnh Quang Thềm - Đội trưởng Đội dân công hoả tuyến xã Hợp lý, Triệu Sơn, Thanh Hoá - xem lại những bức ảnh kỷ niệm

"Dân công đi Điện Biên Phủ lúc ấy thì có 2 loại, 1 là dân công bộ, 2 là dân công xe thồ. Năm đó tôi tham gia hướng dẫn dân công bộ và đoàn tôi hướng dẫn có 500 người" - ông Thềm nói tiếp - "Trong 500 dân công đó thì 300 là dân công nam, 200 là dân công nữ. Chúng tôi xuất phát từ Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa và đi lên đến Quan Hóa, Bá Thước và sau đó lên đến Hòa Bình".

Ông Thềm cho biết ông hướng dẫn cho dân công đánh bộ 6 tháng và đoạn đường các dân công phải đi qua dài hơn 500 cây số và ngày ngày họ cứ đều đặn hành quân, không nghỉ. 

Điện Biên Phủ ngày ấy và câu chuyện từ một đội trưởng đội dân công hỏa tuyến - Ảnh 2.

(Ảnh tư liệu)

"Năm đó giặc Pháp thực hiện chiến tranh phá hoại ghê lắm, đi đến đâu là chúng biết đến đó" - ông Thềm nói - "Và chúng chủ yếu chặn con đường bộ của mình  - nơi mình đi tiếp tế lương thực lên Điện Biên. Dân công các tỉnh gùi gạo đi qua con đường đó đều bị đánh phá rất ác liệt".

Ông Thềm sau đó đã kể lại một kỷ niệm ông nhớ mãi trong chuyến đi lần đầu tiên của mình: "Tôi nhớ 1 ngày, lúc đó tầm gần 4 giờ, chúng tôi cho dân quân xuất quân đi sớm, đi được tầm gần 2 cây số, đến cây cầu của con sông Hòa Bình bây giờ. Tới đó thì giặc Pháp phá cầu, chặn đầu chặn đuôi đoàn dân công chúng tôi. Theo kế hoạch, toàn bộ số lương thực chúng tôi vận chuyển phải có tại trạm vào 7 giờ sáng hôm sau".

"Nhưng do phá cầu nên đêm đó chúng tôi buộc phải lội nước và bơi, ai không biết bơi thì lấy bè mảng" - ông Thềm nói tiếp - "May mắn nhất là đơn vị có đồng chí Nguyễn Mạnh Sang biết bơi giỏi, anh ấy đã bơi sang bên kia chặt nứa làm bè và đưa được tất cả chị em dân công nữ sang sông. Các nam dân công thì hầu như phải bám tay nhau lội nước. Đến 12 giờ đêm thì chúng tôi qua được hết sông. Và ngày hôm đó chúng tôi hoàn thành được nhiệm vụ là giao được hàng".

Điện Biên Phủ ngày ấy và câu chuyện từ một đội trưởng đội dân công hỏa tuyến - Ảnh 3.

(Ảnh tư liệu)

Ông Thềm cho biết, kết thúc chiến dịch, đơn vị ông đã được tuyên dương là đơn vị xuất sắc và ông Nguyễn Mạnh Sang được bầu là chiến sĩ thi đua của đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh những kỷ niệm vui, có những điều vẫn khiến ông Thềm và các đồng đội của mình buồn cho đến tận bây giờ. Ông nói năm đó, một đồng chí của ông đã hy sinh.

"Đồng chí đó tên Nguyễn Văn Khu cùng đi với đoàn tôi. Lần đi đó, lúc mưa to quá và đưa người qua sông, anh ấy đã cứu một số người nhưng sau đó, anh ấy mệt quá bị nước cuốn trôi mất. Anh ấy trôi dạt cách đơn vị khoảng 2 cây số. Khi tìm được, chúng tôi phải mai táng anh tại chỗ. Sau giải phóng chúng tôi về tìm thì không thấy mộ anh đâu cả. Đó là điều chúng tôi ân hận cho đến tận bây giờ".

Sau khi hướng dẫn đoàn dân công bộ tiếp tế lên Điện Biên, ông thêm lại được giao hướng dẫn đoàn dân công xe thồ 1 năm sau đó, năm 1954. 

"Đên đầu năm 1954, huyện lại giao cho tôi cùng 1 số đồng chí nữa hướng dẫn 1 đoàn dân công đi Điện Biên nhưng đó lại là đoàn xe thồ. Thực tế lúc ấy nhân dân chúng ta không có xe đạp mấy nên để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi cùng mấy đồng chí phải đưa xe xuống huyện để mọi người tập xe đạp. Thực tế là chủ yếu là tập thồ chứ không tập đi. Có người thồ rất giỏi nhưng không biết đi xe đạp". 

Điện Biên Phủ ngày ấy và câu chuyện từ một đội trưởng đội dân công hỏa tuyến - Ảnh 4.

(Ảnh tư liệu)

"Đoàn đó giao riêng cho tôi là 100 người. Đường ngày xưa khác bây giờ, di chuyển rất khó khăn. 1 xe thồ là phải 3 người đi và thồ 1 tạ rưỡi, năng suất lắm thì được 2 tạ hoặc 2,5 tạ. Những lúc lên và xuống dốc đều rất khổ...".

VTV.VN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top