Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh”

VHO - Tối 25.3, tại TP.HCM, hệ thống trường EMASI kết hợp cùng Nguyễn Art Foundation khai mạc chuỗi trưng bày tác phẩm với chủ đề: “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh”. Bộ sưu tập với mong muốn mang đến không gian nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật và lịch sử Việt Nam.

Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” - Anh 1

Các tác phẩm thu hút khách tham quan

Khai thác chủ đề chiến tranh qua những khía cạnh lịch sử, xã hội Việt Nam trong và sau chiến tranh chống Mỹ, bao gồm những bức ký họa chiến tranh, cuộc sống vùng chiến sự và phong cảnh dưới góc nhìn của nghệ thuật đương đại, buổi trưng bày có sự góp mặt của những tác phẩm đến từ gần 30 nghệ sĩ đương đại, trong đó có những nghệ sĩ như Bàng Nhất Linh, Chu Thảo, Lê Quang Đỉnh Đỉnh, Bùi Duy Khánh, Cian Duggan,... 

Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” - Anh 2

Điêu khắc và video, về mảnh đạn AK-47 mà M16, thạch ứng động, bao gồm tủ trưng bày và video một kênh trình diễn tác phẩm

Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” - Anh 3

Tác phẩm Khuôn và Mẫu 2 bằng gốm tráng men, của Nguyễn Quốc Chính

Đây là một trong những hoạt động quy mô với sự kết hợp của các trường học và tổ chức nghệ thuật có chuyên môn, diễn ra đến tháng 12.2021.
Theo đó, trưng bày được xây dựng thành hai chương. Chương đầu tiên của bộ sưu tập (tổ chức tại trường EMASI Nam Long), thể hiện cái nhìn sâu sắc về lịch sử, chính trị, xã hội Việt Nam trong và sau chiến tranh chống Mỹ qua những bức ký họa và tác phẩm nghệ thuật đương đại, phản ánh những trải nghiệm trực tiếp về ảnh hưởng của chiến tranh đến hai miền Nam Bắc.

Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” - Anh 4

Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” - Anh 5

Góc trưng bày các tác phẩm ký họa chân dung về các chiến sĩ bộ đội của họa sĩ Chu Thảo, thu hút khách nước ngoài

Trong chương thứ hai (tổ chức đồng thời tại trường EMASI Vạn Phúc), người xem sẽ tìm thấy các bức ký họa chiến tranh, ký họa cuộc sống trong vùng chiến sự và phong cảnh được sắp đặt xen kẽ với các tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại, phản ánh những khoảng cách, sự trừu tượng và ký ức không gian của họ về chiến tranh cũng như tàn tích của cuộc chiến, đồng thời tái hiện lại cách mọi người tái tục cuộc sống mới và nỗ lực của họ để tiến lên phía trước. 

Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” - Anh 6

Tác phẩm Trôi trong Đêm đen của Đỉnh Q.Lê là những bức in kỹ thuật số trên giấy tre Awagami, cắt la-de và đan vào sợi mây

Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” - Anh 7

Bộ sưu tập “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” diễn ra từ tháng 3 đến tháng 12.2021

Có thể nói, buổi trưng bày là một cầu nối để gắn kết giáo dục, lịch sử và nghệ thuật trong lòng của những người tham gia, đặc biệt là các em học sinh. Đây cũng chính là thông điệp gửi gắm cho bạn bè quốc tế về một đất nước Việt Nam giàu nghị lực, kiên cường không chỉ qua cuộc sống đời thường, mà còn qua nghệ thuật và tình yêu đất nước. 

Trưng bày nghệ thuật đương đại về “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” - Anh 8

Trưng bày như một công cụ giáo dục để thu hút và khuyến khích học sinh thực hiện các hoạt động nghiên cứu nghệ thuật có yếu tố lịch sử

Sau hoạt động khai mạc, bộ sưu tập “Con người, Vinh quang và Cuộc sống sau Chiến tranh” mở cửa tự do phục vụ học sinh và phụ huynh tham quan. Buổi trưng bày được thực hiện trong khuôn viên trường học, với mục đích sử dụng hoạt động giám tuyển và trưng bày như một công cụ giáo dục để thu hút và khuyến khích học sinh thực hiện các hoạt động nghiên cứu nghệ thuật có yếu tố lịch sử, với mục tiêu đầu tiên là nâng cao cảm thụ nghệ thuật và trải nghiệm thị giác của học sinh. Bên cạnh đó, trưng bày còn mong muốn sử dụng bộ sưu tập như một quá trình học tập để giúp học sinh hiểu lịch sử nghệ thuật của Việt Nam, trong các bối cảnh chính trị - xã hội gắn liền và thiết lập một cuộc đối thoại giữa các thế hệ nghệ sĩ, những người yêu thích nghệ thuật và học sinh.

THÙY TRANG

Ý kiến bạn đọc