Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Tổng kết Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Những tấm gương gieo mầm trí tuệ

Thứ Tư 30/12/2020 | 14:00 GMT+7

VHO-  Thực hiện phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã lan tỏa tình yêu với sách đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người khuyết tật và phạm nhân...

Tại Hội nghị tổng kết Đề án được Bộ VHTTDL tổ chức vừa qua tại Hà Nội, nhiều tấm gương điển hình đã chia sẻ những câu chuyện xúc động về quá trình tiếp cận với văn hóa đọc và con đường lĩnh hội tri thức.

Xác định rõ tầm quan trọng, vai trò của việc đọc sách

Trại giam Ngọc Lý (Tân Yên, Bắc Giang) là một trong số các đơn vị triển khai tủ sách đầu tiên, cósố lượng sách lớn vàsố lượt phạm nhân đọc sách cao nhất trong cả nước. Phó Giám thị Trại giam, Trung tá Nguyễn Văn Lai cho biết, thông qua phát triển văn hóa đọc, các phạm nhân vàđối tượng giáo dục đãđược cảm hóa và có ýthức chấp hành pháp luật, tu dưỡng đạo đức, kỹ năng sống, tự xây dựng lối sống, rút ra các bài học kinh nghiệm vàhình thành niềm tin vào cuộc sống, vào một ngày mai trở vềvới gia đình vàxã hội.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Phong, người sáng lập Mái ấm Thiên Ân (quận Tân Phú, TP.HCM) đã xúc động kể về hành trình không gục ngã trước sốphận và tựmình làm nên một “hành trình xuyên bóng tối”: “Năm 1991, trên đường từ Đồng Nai về TP, tôi không may gặp nạn, mất thị lực hoàn toàn. Sau 30 năm sống cuộc sống của người khuyết tật, tôi cảm nhận được sâu sắc một điều, đó là người khuyết tật luôn mong muốn có cơ hội để được phát triển những khả năng của mình, để được sống, được làm việc, được cống hiến và tiếp cận sách vở, thông tin, tri thức”.

Cũng như ông Nguyễn Quốc Phong, nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan là người không may bị bệnh loạn dưỡng cơ, nhưng vẫn nỗ lực hết mình vượt qua hoàn cảnh, cống hiến cho xã hội bằng những sản phẩm trí tuệ. Bích Lan tựhọc tiếng Anh từ năm 2001, khi chị vừa hoàn thành chương trình lớp 8 và phải nghỉ học do căn bệnh của mình. Đến nay, chị đã trởthành dịch giả của 41 tác phẩm văn học. Bích Lan tựnhận là một trong những người thành công nhờ tựhọc qua đọc sách. “Tôi thực sựcảm thấy hạnh phúc, yêu quý công việc mình đang làm. Hạnh phúc của tôi là được dịch sách, đọc sách. Đọc sách không ra tiền, nhưng nhìn vào cuộc đời tôi, các bạn sẽ thấy nhiều hơn những gì ngoài tiền”, nữ dịch giả chia sẻ.

Với mục tiêu “Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹnăng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ởvùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập”, ngay sau khi Đề án được phê duyệt, các Bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc rất mạnh mẽ. Trong báo cáo tổng kết, bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụtrưởng VụThư viện cho biết, qua hơn 3 năm triển khai Đề án, các thư viện trong cả nước đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần xây dựng môi trường đọc thân thiện, tiện ích, giúp cho người dân có thể tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin và tri thức hiệu quả. Cùng với ngành thư viện, ngành xuất bản đã có những đổi mới và phát triển. Hình thức và nội dung, sốlượng xuất bản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Cụthể, năm 2019, Bộ VHTTDL (VụThư viện) đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác với Hội Người mù Việt Nam nhằm phát triển văn hóa đọc, phục vụhọc tập suốt đời cho người khiếm thị; Chương trình Phối hợp công tác số3239/CTr-BVHTTDL-BCA về phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thư viện trong trại giam, trại tạm giam, cơ sởgiáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng giai đoạn 2020-2025 giữa Bộ VHTTDL và Bộ Công an. Thông qua đó, các thư viện tỉnh/thành sẽ phối hợp với các trại giam xây dựng “Tủ sách hướng thiện” để có thêm nhiều đầu sách phục vụnhu cầu đọc của phạm nhân, trại viên; tham gia các hoạt động giới thiệu sách, hội thi, học và làm theo sách, từ đó từng bước phát triển phong trào đọc sách báo, góp phần nâng cao hiểu biết, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, lối sống văn minh, lành mạnh trong các đối tượng giáo dục.

Âm thầm lan tỏa văn hóa đọc

Thực hiện chủ trương, nhiệm vụxã hội hóa được giao trong Đề án, Bộ VHTTDL đã phát động nhiều chương trình nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng chung tay cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Tiêu biểu có thể kể đến Dựán Xe ô tô thư viện lưu động “Ánh sáng tri thức” do QuỹThiện Tâm thuộc tập đoàn Vingroup tài trợ. Dựán đã trao tặng 44 xe thư viện lưu động cho 44 thư viện tỉnh/thành. Đây là dựán có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hỗ trợ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đem lại nhiều cơ hội tiếp cận sách báo và ánh sáng tri thức cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật... Sau khi nhận xe, các thư viện tỉnh đã tích cực triển khai đi phục vụbạn đọc tại nhiều điểm trên địa bàn; đồng thời còn phối hợp với Trung tâm tin tức VTV24 trong chương trình “Cặp lá yêu thương” để dựán được lan tỏa rộng rãi hơn.

Từ nhiều năm nay, doanh nhân Nguyễn Anh Tuấn đã âm thầm xây những ngôi nhà đặc biệt mang tên Tủ sách Nhân ái và mạng lưới Ngôi nhà trí tuệ. Đây là hai mô hình hướng đến mục tiêu bồi đắp tri thức cộng đồng, tập trung phát triển văn hóa đọc, phát triển năng lực tựhọc, học tập liên tục và học tập suốt đời cho trẻ em Việt Nam. Đến nay, sau hơn ba năm, Tủ sách Nhân ái do Nguyễn Anh Tuấn thành lập đã huy động và trao tặng hơn 40 vạn cuốn sách đến thư viện cộng đồng, nhà trường, nhà thờ, nhà chùa, nhà thương, nhà tù tại 53/63 tỉnh, thành. Đặc biệt, với mạng lưới Ngôi nhà trí tuệ cho những vùng quê nghèo, phương châm của Nguyễn Anh Tuấn là: “Không có trẻ em hay người dân nào bị bỏ lại về mặt tri thức”. Và thế là, Ngôi nhà trí tuệ bắt đầu từ Hà Tĩnh, sau nhân rộng ởmiền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tại đây, mọi người được học tập hoàn toàn miễn phí, được chia sẻ những gì khó khăn nhất mà ởtrường các em chưa có cơ hội giải đáp, được tiếp cận với tri thức bằng nhiều con đường, đặc biệt qua các tủ sách.

Giật mình nhận ra nhiều điều mà trước kia mình chưa từng thấy và mong muốn đưa văn hóa đọc đến với những người khuyết tật, ông Nguyễn Quốc Phong đã miệt mài tựtìm hiểu qua bạn bè, tài liệu, các chương trình đào tạo từ xa dành cho người khiếm thị, để biết chữ nổi, học vững ngoại ngữ và vi tính. Đến năm 1999, ông chính thức thành lập Mái ấm Thiên Ân cưu mang trẻ em khiếm thị, những đứa trẻ mong muốn vượt qua bóng tối nhờ giáo dục. 

 Sau 30 năm sống cuộc sống của người khuyết tật, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, đó là người khuyết tật luôn mong muốn có cơ hội để được phát triển những khả năng của mình, để được sống, được làm việc, được cống hiến và tiếp cận sách vở, thông tin, tri thức.

(Ông NGUYỄN QUỐC PHONG, người sáng lập Mái ấm Thiên Ân)

 THANH NGỌC

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top