Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Đà Nẵng: Tăng cường bảo vệ trẻ em qua môi trường mạng

Thứ Tư 22/07/2020 | 10:00 GMT+7

VHO- Sáng 22.7, UBND Q. Sơn Trà (TP Đà Nẵng) tổ chức Hội nghị triển khai các nội dung, quy định liên quan đến hoạt động, kinh doanh dịch vụ Internet và trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn quận, đồng thời trao đổi kinh nghiệm với chủ các cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục trẻ em qua môi trường mạng.
 

Phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em trên môi trường mạng

Tại buổi trao đổi, hơn 50 chủ cơ sở kinh doanh kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn quận đã được nghe các chuyên gia tâm lý trao đổi kinh nghiệm về cách nhận diện những trường hợp trẻ em đang bị xâm hại qua mạng internet, qua đó có cách thức để nhắc nhở và bảo vệ trẻ trước nguy cơ xấu về xâm hại tình dục qua mạng, đồng thời thể hiện trách nhiệm, vai trò của cộng đồng để giúp đỡ, bảo vệ trẻ trong tình huống đó. 

Hiện nay, trên địa bàn quận Sơn Trà có 64 cơ sở kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng đang hoạt động, trong đó có 33 điểm kinh doanh dịch vụ internet và 31 điểm kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Nhằm siết chặt hình thức kinh doanh này, trong 6 tháng đầu năm 2020, Phòng Văn hóa và Thông tin quận đã phối hợp với Công an quận tiến hành 2 đợt thanh kiểm tra tình hình hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ internet và trò chơi điện tử, qua đó xử phạt hành chính đối với 3 cơ sở kinh doanh vì quá giờ quy định; 1 cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trò chơi điện tử công cộng, với tống số tiền phạt là 22.500.000đ. 

Theo lãnh đạo UBND quận Sơn Trà, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh này còn nhiều vướng mắc, trong đó khó khăn trong việc phát hiện và xử lý các cơ sở kinh doanh cho truy cập các trang web cấm, dẫn đến không nắm bắt được số liệu chính xác để làm việc với những hộ kinh doanh vi phạm… Ngoài ra, qua rà soát, thống kê thực tế trên địa bàn quận có 64 cơ sở kinh doanh internet và trò chơi điện tử công cộng đang hoạt động, tuy nhiên trên phần mềm quản lý giám sát internet chỉ thể hiện 47 cơ sở. Lãnh đạo UBND quận đã đề nghị Sở Thông tin truyền thông liên tục cập nhật danh sách, nâng cấp các phần mềm quản lý giám sát để thuận lợi trong công tác kiểm tra giám sát các cơ sở, đồng thời mong muốn các cơ sở kinh doanh dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng có sự kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh này để ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng đối với trẻ em qua môi trường mạng.

NGỌC HÀ

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top