Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Ninh Thuận: Nỗ lực hồi phục và phát triển du lịch sau đại dịch

Thứ Sáu 10/07/2020 | 11:21 GMT+7

VHO -Sáng 10.7, chương trình Fam trip “Khảo sát sản phẩm du lịch cộng đồng Ninh Thuận 2020” do Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Hiệp hội Du lịch tổ chức đã kết thúc. Đây là sự kiện hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ VHTTDL phát động; đồng thời giúp cho cộng đồng doanh nghiệp du lịch biết đến tiềm năng du lịch Ninh Thuận – vùng đất “Biển xanh, cát trắng, nắng vàng”, vùng đất “nắng như rang, gió như phang” với những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo.

 Ngành Du lịch quyết tâm làm tất cả để khắc phục khó khăn do dịch Covid và thu hút mọi nguồn khách nội địa đến với vùng đất giàu bản sắc văn hóa này.

 

Điệu múa Apsara bên tháp cổ của các cô gái Chăm, say đắm bao du khách khi tới Ninh Thuận

Trong 4 ngày trải nghiệm (7–10.7), 140 thành viên đến từ hơn 100 doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội Du lịch trong cả nước đã khảo sát các dịch vụ, tuyến điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Thuận như: Tháp Pokklong Girai, Bảo tàng tỉnh, Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ, làng nho Thái An, du lịch cộng đồng tại Cầu Gãy, tham quan vịnh Vĩnh Hy, lướt ván diều Mỹ Hòa, trải nghiệm văn hóa Raglay tại Hang Rái, khu du lịch thể thao giải trí Tanyoli, khảo sát cung đường ven biển phía Nam Hòn Cò, Cà Ná, khảo sát mô hình du lịch cộng đồng làng gốm Bàu Trúc, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm…Ngoài ra, đoàn khảo sát còn trải nghiệm lưu trú tại một số khách sạn 3 sao và 4 sao: Aniise Villa Resort, khách sạn Sài Gòn – Ninh Chữ, khách sạn Sài Gòn Cham Pa… Trong 4 ngày trải nghiệm, các thành viên được thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng đất Ninh Thuận như: cơm lam, gà nướng, thịt cừu và nhiều món ăn hải sản (mực, cá, cua, ghẹ, ốc…đủ loại). Cùng với đó, các đơn vị trong đoàn còn được chiêm ngưỡng nét văn hóa đặc sắc của người Chăm, Raglai, K Ho…qua các vũ điệu cồng chiêng, múa Chăm, dệt vải, làm gốm…Đặc biệt, đoàn khảo sát được sống trong không khí lễ hội khó quên qua chương trình “Đêm hội tháp cổ” tại tháp Pokklong Girai với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc: “múa bung hoa tháp cổ”, “múa Apsara”, vũ điệu cồng chiêng dưới bếp lửa bập bùng…

Ông Lê Diệp Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Thuận, Giám đốc công ty TNHH Du lịch Sài gòn Hòn Ngọc cho biết: Sau dịch Covid, lượng khách du lịch đến Ninh Thuận đã giảm đi đáng kể, điều này ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động lữ hành, lưu trú, kinh doanh du lịch tại địa phương. Hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ VHTTDL phát động, tỉnh Ninh Thuận đã triển khai nhiều hoạt động kích cầu du lịch, giảm giá, khuyến mãi để thu hút khách nội địa đến với Ninh Thuận. 

Du khách tham quan, trải nghiệm vịnh Vĩnh Hy

Đây là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn, đặc trưng trên địa bàn, đồng thời kết nối doanh nghiệp du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch đến với Ninh Thuận. “Mong muốn lớn nhấn của chúng tôi, sau lần khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm du lịch ở Ninh Thuận, các doanh nghiệp trong cả nước sẽ cảm nhận về những điều đặc biệt của dịch vụ, văn hóa con người nơi đây; đồng thời tổ chức nhiều tour du lịch đưa khách du lịch từ mọi miền tổ quốc đến với Ninh Thuận – vùng đất biển xanh, cát trắng, nắng vàng”, ông Tùng nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho rằng: Du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Thuận, trong đó du lịch cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Những năm trở lại đây, du lịch Ninh Thuận có những bước phát triển tốt, số lượng khách đến địa phương ngày một tăng lên, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao. Năm 2019, du lịch Ninh Thuận đón hơn 2 triệu lượt khách, đến năm 2025, dự kiến sẽ đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó: khách quốc tế chiếm khoảng 12-13%, ngành Du lịch đóng góp 13% GRDP, doanh thu đạt khoảng 2.900 tỉ đồng và giải quyết việc làm cho 15% lao động của toàn tỉnh; đến năm 2025 đưa du lịch Ninh Thuận cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đến năm 2030, dự kiến đón 6 triệu lượt khách, trong đó: khách quốc tế chiếm khoảng 14-15%, ngành Du lịch đóng góp 15% GRDP, doanh thu đạt khoảng 5.900 tỉ đồng và giải quyết việc làm cho 20% lao động của toàn tỉnh. “Trong thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận, các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp đã, đang làm tất cả để địa phương luôn là điểm đến “an toàn, thân thiện và thu hút đông đảo du khách”, ông Hòa cho biết. 

múa “bung hoa tháp cổ” tại tháp Pokklong Girai

Chương trình Fam trip Ninh Thuận lần này có ý nghĩa lớn đối với việc giới thiệu du lịch Ninh Thuận đến với du khách cả nước, và điều đặc biệt là chương trình lại diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9.7.1960 - 9.7.2020). Do đó, ngoài việc giới thiệu quảng bá các điểm đến du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương thì đây còn là dịp để tạo sự kết nối để tạo sự kết nối giữa Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Thuận với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh. Chương trình cũng nhận được nhiều ý kiến đề xuất, góp ý của các Sở Du lịch; Sở VHTTDL; Hiệp hội Du lịch của các tỉnh, thành và nhất là ý kiến của các doanh nghiệp trong cả nước để góp phần đưa du lịch Ninh Thận ngày càng thân thiện và phát triển bền vững.

XUÂN HƯỚNG

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top