Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Lời cảnh báo về “những đại dương ngập rác”

Thứ Tư 19/02/2020 | 11:26 GMT+7

VHO- Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) chỉ ra rằng, 6 nước gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những nước thải ra 60% trong số 8 triệu tấn nhựa vào các đại dương trên thế giới mỗi năm.

 6 nước gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philip­pines, Thái Lan và Việt Nam thải ra 60% trong số 8 triệu tấn nhựa vào các đại dương trên thế giới mỗi năm Ảnh: BUSINESS INSIDER

Báo cáo dự báo rằng, từ năm 2010 đến năm 2050, số lượng rác thải nhựa thải vào đại dương sẽ tăng 4 lần, có nghĩa là vào giữa thế kỷ này, khối lượng nhựa có trong lòng đại dương sẽ nhiều hơn khối lượng cá trong đại dương.

Malaysia đứng đầu

Điều phối viên của WWF Thomas Schuldt nêu rõ Malaysia hiện đứng đầu trong 6 nước được quỹ phân tích về mức tiêu thụ bao bì nhựa, khoảng 16,8 kg/người, tiếp đến là Thái Lan với mức 15,5 kg/người. Đặc biệt, chỉ tính trong năm 2019, lượng khí phát thải liên quan tới nhựa của nước này từ chu trình sản xuất đến đốt cháy đã đạt 860 triệu tấn, lớn hơn lượng khí phát thải hằng năm của 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Philippines cộng lại. Sở dĩ người dân Malaysia sử dụng lượng nhựa nhiều nhất trong nhóm các nước này vì họ thuộc nhóm có thu nhập cao nhất (trung bình gần 11.000 USD/ năm). Hằng ngày, họ gọi chuyển phát đồ ăn rất nhiều, những thứ được đóng gói bằng nhựa, đồng thời họ cũng đi siêu thị mỗi ngày và sử dụng nhiều túi đựng bằng nhựa.

Nhiều khu vực ở châu Á có nền kinh tế và tốc độ dân số phát triển nhanh. Nhiều bờ biển rộng lớn đã trở thành những khu vực đô thị có mật độ nhà ở và dân cư đông đúc. Tuy nhiên, công tác thu gom chất thải và phát triển hạ tầng không thể theo kịp tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và điều này đã tạo ra “một cơn bão” xả rác thải nhựa ra các vùng biển. Bên cạnh đó, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải nhựa vào đầu năm 2018, những nước xuất khẩu hàng đầu loại rác thải này như Mỹ và các quốc gia châu Âu đã bắt đầu chuyến hướng đến các nước châu Á khác. Ngoài việc ảnh hưởng đến các ngành du lịch, đánh cá và vận tải, rác thải nhựa còn tiêu diệt hệ sinh thái biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn dành cho con người thông qua các sinh vật biển.

Hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Điều phối viên Schuldt hối thúc chính phủ các nước châu Á hãy đưa ra các quy định nhằm hạn chế các sản phẩm nhựa dùng một lần. Ông cũng kêu gọi Malaysia có biện pháp khuyến khích giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm đóng gói bằng nhựa và tài trợ cho lĩnh vực tái chế, như hơn 30 quốc gia đã làm, trong đó có những nước ở châu Á.

Năm ngoái, Chính phủ Malaysia đã phát động chương trình có tên là “Công ước Malaysia về nhựa” nhằm thu thập ý kiến của người dân về việc làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác thu gom phế thải ở nước này. Kết quả của cuộc vận động dự kiến sẽ được công bố trong tháng 3 tới. Chất thải tại Malaysia thường là chất thải tổng hợp và thường được chôn ngầm dưới cát. Với điều kiện tự nhiên ở Malaysia, một phần chất thải này có thể bị cuốn trôi ra các sông ngòi và biển. Theo chuyên gia của WWF, Malaysia cũng nên tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân trong việc tạo thói quen phân loại rác thải, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tái chế rác.

Trước đó, Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo về môi trường với những con số khiến không ít người choáng váng. Rất nhiều người sẽ không thể ngờ về thực tế là hiện có tới 5.000 tỉ chiếc túi nhựa đã được sử dụng trên thế giới mỗi năm. Nếu xếp chúng cạnh nhau có thể bao trùm một khu vực rộng gấp đôi diện tích nước Pháp. Cứ mỗi phút trôi qua, toàn cầu tiêu thụ 1 triệu chai nhựa. Ðổi lại sự tiện dụng này là khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, do quá trình phân hủy nhựa diễn ra từ từ, các hạt vi nhựa sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn và kết tụ ở con người. Giới khoa học đã trích dẫn những nghiên cứu mới đây cho thấy dấu vết độc hại của nhựa trong chất thải của con người ở cả châu Âu và châu Á. Nguy hiểm hơn, ước tính chỉ có 9% số rác thải nhựa được tái chế, khoảng 12% được đốt cháy, còn lại 79% vẫn đang tồn đọng trong các bãi chôn lấp, bãi rác và trong môi trường tự nhiên.

Không những thế, đại dương đang là nơi hứng chịu lượng rác thải nhựa khổng lồ. Những “đại dương ngập rác” sẽ giết chết những sinh vật biển bởi chưa có giải pháp nào xử lý được, trong khi phải mất rất nhiều thời gian để tự huỷ một cách tự nhiên. 

 MAI ANH

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top