Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Cảnh báo đường liên kết giả tin tức về virus corona để phát tán mã độc

Chủ Nhật 02/02/2020 | 20:16 GMT+7

VHO- Các chuyên gia an ninh mạng đã phát đi cảnh báo về việc tin tặc đang phát tán các đường dẫn (link) mạo danh tin tức về virus corona để cài mã độc vào máy tính, điện thoại.

Ảnh minh họa. (Nguồn: CNET)

Tin tặc đang sử dụng các đường dẫn mạo danh các hãng truyền thông đưa tin về virus corona để dụ mọi người vô tình tải phần mềm độc hại.

Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo rằng một số liên kết độc hại  được ngụy trang dưới hình thức các bài báo hoặc video tin tức về sự bùng phát của virus corona mới, thực sự có chứa mã độc được thiết kế để đánh cắp thông tin cá nhân.

Tin tặc cũng phát tán các bài viết, bài đăng và video gắn mã độc được che dấu dưới định dạng tệp hợp pháp, chẳng hạn như PDF hoặc MP4.

Nếu nhấp vào và tải xuống điện thoại hoặc máy tính, tin tặc có thể truy cập vào thông tin được lưu trữ của người dùng và có thể phá hủy, chặn hoặc sao chép dữ liệu theo ý muốn.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới bùng phát toàn cầu, bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) đã nhận được một lượng lớn sự chú ý của giới truyền thông. Theo thống kê của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến hết ngày 1.2, nước này có tổng cộng 14.411 ca nhiễm bệnh, tăng 2.590 người so với trước đó một ngày, trong đó 304 người đã tử vong. Tới nay, dịch bệnh nguy hiểm này không có vắcxin hoặc thuốc chữa.

Lợi dụng nhu cầu thông tin về dịch bệnh của người dùng tăng cao, nhiều trang truyền thông xã hội đã tràn ngập những tin tức giả mạo và thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh.

Facebook, Google và Twitter đều đã ban hành các điều khoản đặc biệt để kiểm soát vấn đề này, nhưng tội phạm mạng đang lợi dụng sự hoảng loạn để bẫy những người dùng Internet không nghi ngờ.

"Chủ đề virus corona, đang được thảo luận rộng rãi như một câu chuyện tin tức lớn, đã bị tội phạm mạng sử dụng làm mồi nhử," Anton Ivanov, nhà phân tích phần mềm độc hại của hãng bảo mật Kaspersky cho biết.

"Cho đến nay, chúng tôi chỉ phát hiện có 10 tệp, nhưng vì loại hoạt động này thường xảy ra với các chủ đề truyền thông phổ biến nên chúng tôi cho rằng rằng xu hướng này có thể phát triển." - ông Ivanov nhận định.

"Khi mọi người tiếp tục lo lắng cho sức khỏe của mình, chúng tôi có thể thấy ngày càng nhiều phần mềm độc hại ẩn bên trong các tài liệu giả mạo đang lan truyền về virus corona."

Để tránh dính bẫy các liên kết này, các chuyên gia an ninh mạng khuyên người dùng nên trực tiếp tìm đến một nguồn tin tức chính thống.

Bên cạnh đó, một cách chính để phát hiện phần mềm độc hại là bằng cách nhìn vào cuối địa chỉ của đường liên kết. Nếu nó có phần mở rộng không phải là .docx., .Pdf hoặc .mp4 thì đó có thể là một "cãi bẫy."

Các tài liệu và tệp video cũng không tạo với các định dạng .exe hoặc .lnk.

TTXVN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top