Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Làm đẹp bằng phương pháp không phẫu thuật: Phải biết cách “chọn mặt gửi vàng”

Thứ Hai 13/01/2020 | 11:17 GMT+7

VHO- Ngoài phương pháp làm đẹp bằng phẫu thuật thẩm mỹ khi dùng dao kéo can thiệp vào cơ thể thì còn một cách làm đẹp khác gọi là làm đẹp không phẫu thuật. Cách làm đẹp này ít tốn kém hơn, không mất thời gian nghỉ dưỡng… được nhiều người lựa chọn.

 Làm đẹp không phẫu thuật tiêm chất làm đầy tại Bệnh viện da liễu TP.HCM

Nhưng liệu cách làm đẹp này có thực sự an toàn và có thể đối mặt với nguy cơ gì hay lại “tiền mất tật mang”?

Làm đẹp không dao kéo là gì?

Thời gian gần đây xu hướng làm đẹp không thực hiện phẫu thuật phát triển khá mạnh mẽ dẫn đến sự xuất hiện của nhiều phòng khám thẩm mỹ, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm chăm sóc da, spa… Theo, bác sĩ Trần Nguyễn Anh Tú, Phó trưởng khoa Thẩm Mỹ Da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, hiện trên thế giới cũng như tại Việt Nam phương pháp làm đẹp không phẫu thuật là xu hướng được nhiều người chọn lựa. Đây là phương pháp làm đẹp mà không cần sử dụng dao kéo can thiệp lên cơ thể, giúp giảm thiểu được nhiều nguy cơ tai biến trong phẫu thuật thẩm mỹ và thời gian nghỉ dưỡng.

Thực tế tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM hiện nay cũng có đầy đủ các trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật làm đẹp tiến tiến này như Thermage, Ulthera, laser pico, laser v-beam… Mặc dù vậy bác sĩ Anh Tú cho biết thêm. Phương pháp làm đẹp này tùy thuộc vào tình trạng và mong muốn của khách hàng. Đặc biệt để thực hiện phương pháp này người làm đẹp phải có sự đánh giá, tư vấn của các bác sĩ trên chính tình trạng thẩm mỹ cụ thể đối với từng người. Thực tế việc làm đẹp không sử dụng dao kéo cũng đã xảy ra nhiều trường hợp tai biến do tiêm chất làm đầy filter, laser, lột da bằng hóa chất. Theo PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tạo hình - Thẩm mỹ Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, thời gian qua Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ bệnh viện đã tiếp, điều trị nhận nhiều trường hợp bị biến chứng do tiêm filler (chất làm đầy) tại các cơ sở thẩm mỹ không phép.

Trong số những bệnh nhân nhập viện điều trị có nhiều trường hợp bị biến chứng nặng không thể phục hồi do bị hoại tử da, nhiễm trùng và có trường hợp bị mù mắt. Hiện trung bình mỗi tháng khoa tiếp nhận 1 đến 2 trường hợp bị biến chứng nặng do tiêm filler, một số trường hợp bị biến chứng nặng đến nổi không thể phục hồi.

Vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Theo lý thuyết, làm đẹp không phẫu thuật được cho là ít tai biến, giảm thiểu nguy cơ tai biến trong phẫu thuật, rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng…Nhưng liệu phương pháp làm đẹp này có thực sự an toàn đối với sức khỏe của người làm đẹp? Đề cập vấn đề này TS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho hay, sở dĩ phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn bởi phẫu thuật làm đẹp ít tốn kém và xâm lấn, hoặc đơn giản bệnh nhân không muốn phẫu thuật. Nên khi muốn tái tạo đường nét của gương mặt hoặc cơ thể nhiều người lựa chọn tiêm botulinum toxin và chất làm đầy.

Tuy nhiên, tiêm filler là một kỹ thuật khó, người thực hiện phải là bác sĩ, được đào tạo, huấn luyện bài bản, nắm vững cấu trúc giải phẫu vùng mặt, đặc biệt là hệ thống mạch máu phức tạp bên dưới. Nếu thực hiện sai kỹ thuật có thể gây ra các tai biến trầm trọng như hoại tử da, mù mắt, đột quỵ... Thời gian qua bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân là người đồng tính, song tính và chuyển giới đến khám các bệnh lý da, nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và chỉnh sửa khuôn mặt sau chuyển giới. Nguyên nhân người chuyển giới thường có nhu cầu thực hiện những thủ thuật tạo hình đường nét gương mặt, đường nét cơ thể sao cho nữ tính hoặc nam tính. Vì nhiều lí do nên họ thường chọn phương pháp làm đẹp không phẫu thuật. Nhưng vì thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc thực hiện tại các trung tâm spa, thẩm mỹ không đảm bảo dẫn đến nhiều tai biến nghiêm trọng.

Còn theo bác sĩ Trần Nguyễn Anh Tú, riêng tại khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng tiếp nhận khá nhiều trường hợp tai biến xảy ra do tiêm chất làm đầy ở bên ngoài như hoại tử da, nhiễm trùng, đe dọa mù mắt... Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện do kỹ thuật tiêm sai, khiến chất làm đầy bị trôi vào lòng mạch máu nuôi võng mạc. Do đó bác sĩ Anh Tú khuyến cáo, khi có nhu cầu làm đẹp bằng phương pháp không phẫu thuật như tiêm filler nâng mũi, tái tạo gương mặt thanh tú, người có nhu cầu làm đẹp nên cân nhắc về sự an toàn trước khi làm vì đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thực hiện phải là bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và được đào tạo 1 cách bài bản, chuyên sâu.

Theo các bác sĩ, hiện nay ở nước ta số ca tai biến có liên quan đến tiêm chất filler làm đầy ngày càng gia tăng. Nguyên nhân do người dân nghe và tin lời quảng cáo của các cơ sở thẩm mỹ, spa làm đẹp không phép. Đáng ngại hơn những cơ sở này thường xuyên quảng cáo tràn lan trên các trang mạng xã hội… 

 NGUYỄN HIẾU

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top