Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam”: Đoàn kết đã góp nên những giá trị di sản văn hóa

Thứ Tư 20/11/2019 | 11:16 GMT+7

VHO- Hoành tráng, sang trọng nhưng vẫn toát nên nét mộc mạc, đậm dấu ấn văn hóa riêng của từng dân tộc, vùng đất, Chương trình khai mạc Tuần “Đại đoàn kết dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam” vừa diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô – Hà Nội) vào tối 18.11 là điểm nhấn quan trọng của chuỗi hoạt động kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành Trung ương trao tặng quà cho đại diện đồng bào các dân tộc

 Đến dự Chương trình có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện…, đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành cùng đông đảo đồng bào các dân tộc.

Sau phần lễ diễn ra trang trọng với bài phát biểu quan trọng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, chương trình nghệ thuật có chủ đề “Âm vang đất Việt” do các nghệ sĩ của các Nhà hát trực thuộc Bộ VHTTDL thực hiện thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. Được cấu trúc thành 6 phần: Từ chân ruộng bậc thang; Hồng Hà Tự khúc; Câu hò, điệu ví; Âm vang Đại ngn; Về phương Nam; Hồn Việt, Âm vang đất Việt thực chất là cuộc hành trình đưa người xem đi dọc theo chiều dài của đất nước, trải nghiệm và thưởng lãm những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc thái vùng miền.

Xuất phát Từ chân ruộng bậc thang là các tiết mục thể hiện nét văn hóa độc đáo của một số dân tộc tiêu biểu cho vùng núi phía Bắc Việt Nam: Dân tộc Thái, H’mông, Dao. Lô Lô, Tày, Khơ mú... những câu sli câu lượn mang hình thức sinh hoạt lao động, lễhội, được sân khấu hóa nghệthuật.

Hồng Hà Tự khúc thể hiện những nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng dân tộc thuộc lưu vực sông Hồng và được coi như “Văn hóa Sông Hồng”, giới thiệu một số phong tục, tập quán trong sinh hoạt văn hóa đã được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới như: hát Xoan, Quan họ, Ca trù, Hát văn (Hầu đồng). Bên cạnh đó, phần nghệ thuật này tái hiện một số loại hình sinh hoạt văn hóa mang tính chất tín ngưỡng, một số loại hình là sinh hoạt cộng đồng trong các Lễ hội, nhưng hầu hết đều được tập trung vào mùa Xuân, là những ngày đầu của một năm mới.

Sang đến Câu hò điu ví, người xem được đưa đến mảnh đất miền Trung thông qua cụm tác phẩm được chiết xuất từ các làn điệu dân ca - hoạt cảnh được kết nối giữa mảng màu sắc văn hóa các tỉnh ven biển từThanh Hóa trở vào cho đến Quảng Ngãi. Trong đó nổi bật với những câu hò xứNghệ, Hò khoan Lệ Thủy, Nghệ thuật Cung đình Huế, hát Bả trạo, ca Bài chòi... Rời miền Trung, chương trình tiếp tục gây ấn tượng với Âm vang Đi ngàn với những xúc cảm mộc mạc, trào dâng sức sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thông qua các tiết mục nghệ thuật mang tính lễ hội tâm linh như: cầu mùa, cầu mưa, cúng Giàng... của các dân tộc như: Chăm, Kơ tu, Xê đăng, Mơ nông, Gia rai, Ê đê...

 Thứ trưởng Lê Quang Tùng tham quan triển lãm

Về phương Nam được nối tiếp bằng tổ hợp nghệ thuật diễn xướng, hát đối, nhạc tài tử, thể hiện bản sắc văn hóa về một vùng dân cư thuộc các tỉnh đồng bằng Nam Bộ... Ngoài ra có truyền thống đua thuyền (Ghe ngo) của đồng bào Khmer cũng là nét văn hóa độc đáo được diễn ra hằng năm. Khép lại chương trì nh với Hồn Vit các nghệ sĩ tham gia chương trình cùng xuất hiện với một bản hòa âm của tất cả các loại nhạc cụ của các dân tộc cùng vocals sẽ tạo ra một chỉnh thể âm nhạc phức hợp thật độc đáo.

Bà Trần Thị Phương, đại diện đồng bào dân tộc Tày sinh sống tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chia sẻ: “Tôi thấy rất hạnh phúc khi những nét đặc trưng về di sản văn hóa không chỉ của dân tộc Tày mà còn của nhiều anh em dân tộc khác được tái hiện, hòa chung trên sân khấu hoành tráng tại nơi đây. Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã trở thành nơi kết nối, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên đất nước Việt Nam”.

Một tiết mục nghệ thuật của Chương trình

Ngoài chương trình khai mạc đậm bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng diễn ra nhiều hoạt động với nội dung phong phú. Đó là triển lãm ảnh Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam trưng bày 190 bức ảnh được chọn lọc từbộ ảnh tư liệu của Ủy ban MTTQ Việt Nam, Làng Văn hóa- Du lịch và Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Bộ ảnh phản ánh sinh động những nét đẹp trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Tọa đàm “Truyền thông với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc” với sự tham góp ý kiến của các nhà quản lý, các nhà báo đã góp phần làm sâu sắc hơn vai trò, đóng góp quan trọng của truyền thông với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời giúp các nhà quản lý, các nhà báo nhận diện thực chất hơn về hiệu quả, thực trạng của công tác này.

Đặc biệt, du khách đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong ngày hội rất thích thú khi được chứng kiến nghi lễ Lẩu then- một nghi lễ truyền thống của người Tày được tái hiện nguyên gốc phần nghi lễ. “Nghi lễ Lẩu then” của người Tày vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng giá trị cổ truyền, duy trì một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa và gắn kết tình làng nghĩa xóm của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Lạng Sơn.

Như lời Người đã kêu gọi "Hỡi ai con cháu Rồng Tiên/ Mau mau đon kết vững bền cùng nhau", đã thật sự cố kết cộng đồng, qua đó góp nên những giá trị di sản văn hóa của dân tộc. 

 ĐÌNH TOÁN; ảnh: ĐỨC ANH

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top