Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Họ thấy có lỗi với tiền nhân nên chúng ta cần phải giúp...

Thứ Hai 04/11/2019 | 10:58 GMT+7

VHO- Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán nên người dân ở khu di tích Thượng Thành đang ngày đêm trông ngóng để được về nơi ở mới. Sẽ có khoảng 4.200 hộ dân đang sinh sống trong khu vực 1 Kinh thành Huế được di dời, và cuối tháng 11 này sẽ có hơn 450 hộ dân đầu tiên ở Thượng Thành được nhận đất tái định cư ở khu hạ tầng Bắc Hương Sơ (TP Huế). Nhưng không phải gia đình nào cũng có đủ kinh phí để xây được nhà ở. Đó không chỉ là nỗi lo của người dân mà cũng là trăn trở của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.

 Người dân sống ở khu vực di tích Thượng Thành được lãnh đạo tỉnh đưa đến xem nơi tái định cư  

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu vừa viết thư kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để hỗ trợ cho những gia đình khó khăn thuộc diện di dời khỏi khu vực 1 Kinh thành Huế. Bức thư của ông Lưu có đoạn: “Chủ trương của tỉnh đã được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân quan tâm, ủng hộ. Tuy nhiên, phần lớn các hộ dân khu vực này đều thuộc diện hộ nghèo, đời sống còn hết sức khó khăn, đặc biệt là trong quá trình di dời, tái định cư sắp tới. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đóng góp, ủng hộ người nghèo thuộc dự án có thêm điều kiện để sớm ổn định cuộc sống. Ban Thường vụ Tỉnh ủy trân trọng cảm ơn, ghi nhận những tình cảm, sự đóng góp kịp thời và hiệu quả của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân đối với người nghèo của tỉnh nhà”.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang huy động tổng lực để thực hiện đề án, và đi đôi là đảm bảo ai cũng có một mái nhà an yên ở nơi mới, để người nghèo không phải lo lắng. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: “Nếu nói cuộc sống hàng ngàn con người này tạo ra áp lực lớn đến tiến độ bảo tồn, tôn tạo Kinh thành Huế thì cũng phải thấy rằng chính người dân nơi đây đang phải sống vô cùng chật vật, khó khăn khi gắn cuộc đời với một công trình di tích quan trọng đặc biệt của quốc gia. Mong ước của nhiều thế hệ ở đây là tìm kiếm một cơ hội, một cuộc đổi đời về nơi sinh sống trong nhiều năm qua vẫn chưa thực hiện được. Qua các lần tiếp xúc với chính quyền các cấp, bà con cử tri bộc bạch mong muốn sớm được di dời, nhiều bà con cảm thấy có lỗi với tiền nhân khi phải sống trên di tích nhưng do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế nên không thể di dời. Nguyện vọng của bà con cử tri đang sinh sống tại Khu vực I Kinh thành Huế thiết tha sớm được di dời, hỗ trợ tái định cư nhằm ổn định lâu dài, an cư lạc nghiệp, trả lại đất cho di tích”.

Trong đợt di dời đầu tiên này có 75 hộ nghèo không đủ điều kiện xây dựng nhà ở. Ngoài kinh phí hỗ trợ theo khung chính sách đặc biệt theo chủ trương của Chính phủ, với 150 triệu đồng/hộ, ông Phan Ngọc Thọ và lãnh đạo địa phương cũng đang kêu gọi “Mạnh Thường Quân” hỗ trợ thêm để đủ xây nhà với mức 225 triệu/nhà. Và cũng sẽ còn rất nhiều hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong các đợt di dời tiếp theo cũng đang cần sự quan tâm của cộng đồng.

Quan điểm của lãnh đạo địa phương là nơi ở mới của bà con phải kiên cố, khang trang hơn chỗ cũ; cùng với đó là được hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội. Sự quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế đang cần các “Mạnh Thường Quân” ủng hộ, góp sức hơn bao giờ hết. Thực hiện di dời, hệ thống di tích Kinh thành Huế sẽ được bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tốt hơn; và cũng là yếu tố then chốt để xây dựng một Đô thị di sản cấp quốc gia mà Thừa Thiên Huế đang hướng đến.

THÙY AN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top