Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Sẽ kêu gọi xã hội hóa xây dựng Công viên di tích Dinh trấn Thanh Chiêm

Thứ Tư 30/10/2019 | 10:48 GMT+7

VHO- UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết đã có chủ trương đầu tư xây dựng Công viên di tích Dinh trấn Thanh Chiêm nhằm phục dựng mô hình dinh trấn dưới thời chúa Nguyễn, trong đó sẽ dành khu vực trang trọng để tôn vinh chữ Quốc ngữ.

 Phối cảnh quy hoạch Công viên Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm sẽ dành không gian tôn vinh chữ Quốc ngữ

Đồng thời đang tính toán phương án kêu gọi XHH giai đoạn 2 để hoàn thiện các dự án nhằm mục đích tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của di tích Dinh trấn Thanh Chiêm và sự ra đời của chữ Quốc ngữ cũng như đem lại hiệu quả phát triển du lịch tại đây.

Theo những tư liệu còn lưu giữ, Dinh trấn Quảng Nam cách Hội An gần 9 km có vai trò hết sức quan trọng trên trục văn hóa Hội An-Thanh Chiêm, là nơi du nhập đạo Thiên Chúa sớm nhất ở Đàng Trong. Từ năm 1621-1625, tại Hội An và Thanh Chiêm, linh mục Francisco de Pina đã học tiếng Việt, truyền đạo bằng tiếng Việt và dạy cho hai giáo sĩ là Alexandre Rhodes, người Pháp và Antonio Fonte, người Bồ Đào Nha, đồng thời viết hai tài liệu giảng dạy “Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt” và “Ngữ pháp tiếng Việt”.

Dinh trấn Thanh Chiêm được coi là thủ phủ thứ hai ở Đàng Trong sau Thuận Hóa. Dưới thời các chúa Nguyễn, Thanh Chiêm là nơi thực tập, tập sự việc quản lý, điều hành đất nước của các “thế tử”. Vua Gia Long nhận định Thanh Chiêm là “cựu đô” (Kinh đô xưa), đã từng được các vua nhà Nguyễn phục hồi, tái thiết nhưng bất thành.

Hơn 415 năm đi qua, Dinh trấn vang bóng một thời này trở thành phế tích. Tại đây vẫn còn những vết tích thành cổ như tường thành, tàu tượng, kho súng, kho lương, phường đúc, gò sứ… Ngôi nhà thờ Phước Kiều, làng nghề đúc đồng Phước Kiều, đình làng An Nhơn, chùa Nhơn An, Nhà thờ Bà chúa Tằm tang Đoàn Thị Ngọc, chính điện nhà thờ Tiền hiền,

UBND thị xã Điện Bàn quyết định phê duyệt đầu tư hơn 40 tỉ đồng để xây dựng Khu công viên di tích Dinh trấn Thanh Chiêm (từ đây gọi tắt Dự án). Theo đó, hiện nay Khu công viên Dinh trấn Thanh Chiêm giai đoạn 1 đang triển khai thi công với diện tích quy hoạch khoảng 1,16 ha, tổng mức đầu tư 8,8 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, làm hệ thống thoát nước, làm đường nội bộ,... Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 2 hơn 32 tỉ đồng với nhiều hạng mục. Hiện nay, UBND thị xã Điện Bàn vẫn đang triển khai phương án bên cạnh nguồn đầu tư của ngân sách địa phương sẽ tiến hành kêu gọi XHH để hoàn thiện các hạng mục giai đoạn 2.

Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, ý tưởng đầu tư xây dựng Công viên di tích Dinh trấn Thanh Chiêm hình thành từ năm 2016 nhằm phục dựng mô hình dinh trấn dưới thời chúa Nguyễn và dành khu vực trang trọng để tôn vinh chữ Quốc ngữ. Đây sẽ là không gian để bảo tồn, phát huy giá trị của di tích quốc gia, tôn vinh vai trò quan trọng của Dinh trấn Thanh Chiêm trong quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam cũng như những đóng góp to lớn của Dinh trấn Thanh Chiêm trong việc hình thành chữ Quốc ngữ đã được lịch sử ghi nhận.

Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với UBND thị xã Điện Bàn quy hoạch một không gian trong khu vực được ghi nhận là Dinh trấn xưa khoảng 12.000 m2 để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Dinh trấn Thanh Chiêm. Trong quy hoạch sẽ có không gian tái hiện khu vực Hành Cung Dinh trấn xưa, phục dựng theo đúng kiến trúc dinh trấn xưa, kể cả tường thành, mái dinh… Bên cạnh đó sẽ có không gian tôn vinh chữ Quốc ngữ để trưng bày hiện vật, tư liệu về quá trình hình thành chữ Quốc ngữ, bia ghi dấu Dinh trấn Thanh Chiêm và biểu tượng chữ Quốc ngữ góp phần khẳng định vị trí Dinh trấn Thanh Chiêm trong hành trình phát triển xứ Đàng Trong. Ngoài ra, trong khu vực Thanh Chiêm còn 10 dấu tích Dinh trấn xưa đã được đánh dấu khoanh vùng tọa độ theo bản đồ hiện trạng để đưa vào bảo vệ, trùng tu. Đặc biệt là việc xây dựng tượng đài tôn vinh chữ Quốc ngữ. Trước mắt chỉ mới phác thảo trong quy hoạch tổng thể. Dự kiến địa phương sẽ mở cuộc thi, tham khảo ý tưởng của các nhà chuyên môn, các kiến trúc sư để lựa chọn mô hình độc đáo, ý nghĩa nhất.

Dự kiến, trong không gian của Dinh trấn Thanh Chiêm và không gian tôn vinh chữ Quốc ngữ sẽ đặt tượng của những người có công khai phá vùng đất Quảng Nam, lập dinh trấn và những người có công hình thành, truyền bá, sử dụng rộng rãi chữ Quốc ngữ…

KHÁNH CHI

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top