Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Xây dựng thương hiệu quốc gia lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh

Thứ Sáu 13/09/2019 | 16:55 GMT+7

VHO- Sáng 13.9, tại TP. Đà Nẵng, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo "Đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh”, qua đó giới thiệu 2 đề án Thành phố Nhiếp ảnh Việt Nam và Nghệ thuật sơn mài Việt Nam. 

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Bản quyền tác giả… cùng các chuyên gia, nhà khoa học.

Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến đóng góp xây dựng của các cơ quan quản lý, các tổ chức nghề nghiệp; các tỉnh, thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học, nghệ sĩ về 2 Đề án trên. Đề án bước đầu nhận được sự hưởng ứng của các địa phương như Ninh Bình, TP. Hội An tỉnh Quảng Nam; TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng và Khu du lịch Bà Nà TP. Đà Nẵng… Theo dự kiến, Đề án "Thành phố Nhiếp ảnh Việt Nam" sẽ được một số tỉnh thành có điều kiện đăng cai tổ chức chức luân phiên 2 năm một lần, tạo ra những tác phẩm, sản phẩm, sự kiện thúc đẩy sự nghiệp và thị trường Nhiếp ảnh phát triển; đối với Mỹ thuật nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của sơn mài Việt Nam, kích thích thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài và tác phẩm hội họa sơn mài Việt Nam trong nước và quốc tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe ý kiến đóng góp và trao đổi của các chuyên gia, nhà quản lý lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh hoàn thiện 2 Đề án. Ông Phan Thanh Hải (Trưởng Khoa Mỹ thuật trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng) cho rằng 2 đề án Xây dựng thương hiệu quốc gia lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh mang tính khả thi cao, tuy nhiên cần phải đẩy mạnh quảng bá và tuyên truyền cho người dân, muốn xây dựng thương hiệu, khẳng định thị trường trong nước và đưa ra quốc tế thì “người Việt Nam phải biết đến hàng Việt Nam”, sơn mài Việt Nam được chọn vì đây là chất liệu đặc biệt mà rất ít các quốc gia có thể có được, sơn mài gắn liền với quá trình phát triển của Việt nam qua các thời kỳ, là loại hình đầu tiên áp dụng để phục vụ cho cung đình và cũng là loại hình nghệ thuật thu hút được nhiều khách quốc tế tìm hiểu. Với việc triển khai 2 đề án này hy vọng nghệ thuật sơn mài sẽ xây dựng được thương hiệu của mình một cách chính thống, ông Hải bày tỏ.

Các đại biểu đóng góp ý kiến trong hội thảo xay dựng 2 đề án

Bày tỏ sự ủng hộ đối với 2 đề án Đà Nẵng trên, ông Hoàng Sơn Trà, Phó chánh VP UBND TP Đà Nẵng cũng cho rằng 2 đề án thực sự có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa nói chung ở Việt Nam. Tuy nhiên theo ông Hoàng Sơn Trà, việc đưa ra tiêu chí, tiêu chuẩn của thành phố nhiếp ảnh Việt Nam phải có các di sản lịch sử văn hóa, văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO công nhận thì cần phải xem xét lại. “Vì mục đích của đề án là thu hút khách du lịch, chúng ta nên tổ chức ở những địa phương có tiềm năng du lịch, phong cảnh tươi đẹp và có những di sản đang “chờ” được công nhận thì mới tạo ấn tượng, tạo tiếng vang. Đây chính là một trong những lợi ích đối với văn hóa mà các địa phương đăng cai sẽ thu lại. Ngược lại, các tỉnh thành muốn đăng cai cũng phải đảm bảo một số tiêu chí, tiêu chuẩn. Mục đích của đề án là góp phần xây dựng công nghiệp văn hóa và quảng bá du lịch của địa phương tổ chức sự kiện cũng hết sức đúng đắn và có ý nghĩa. Sự kiện nên tổ chức 1 năm/lần và TP Đà Nẵng sẵn sàng là địa phương đăng cai đầu tiên, đồng thời sẽ hỗ trợ Bộ VHTTDL trong việc tổ chức những sự kiện liên quan để thực hiện thành công 2 đề án”, ông Trà khẳng định.

Ông Lương Xuân Đoàn - Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao 2 đề án và cho rằng, nếu thực hiện thành công, những sự kiện này sẽ “cầm chân” được du khách, nâng cao chất lượng nhiếp ảnh, mỹ thuật lên tầm quốc tế.

Ông Đoàn cũng nhấn mạnh đến việc chọn thời điểm để tổ chức các sự kiện, gợi ý mời các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới tại 2 lĩnh vực này tới góp sức. Trước những khó khăn đặt ra trong việc triển khai 2 đề án, đặc biệt là về nguồn kinh phí, Phó Chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu có sự vào cuộc đồng hành của các doanh nghiệp thì sự kiện sẽ tạo nên những hiệu ứng hết sức tốt đẹp. “Để đạt được sự đồng thuận và thành công thì tất cả nghệ sĩ cũng như chính quyền các địa phương đăng cai phải đồng lòng chung sức”, ông Đoàn nói.

Nói về mục đích trong việc thực hiện 2 đề án, đặc biệt về đề án Nghệ thuật sơn mài Việt Nam, ông Vi Kiến Thành cho biết: “Một trong những nội dung của đề án này là phục hồi vùng trồng cây sơn. Sơn mài Việt Nam khác sơn mài các nước về chất liệu chế tạo và kỹ thuật. Hiện nay chúng ta đang bị đe dọa về nguồn cung cấp nguyên liệu vì các vùng trồng sơn ở Phú Thọ đang bị thiếu hụt nguyên liệu rất nhiều, các làng nghề sơn mài của chúng ta đang dùng chất liệu sơn công nghiệp, hóa chất… để làm ra sản phẩm. Chính vì thế mà sản phẩm sơn mài của Việt Nam không còn tính độc đáo, chất lượng hấp dẫn.. nên sức tiêu thụ giảm. Chúng ta muốnsáng  tạo ra sản phẩm sơn mài độc đáo mang tính thương hiệu thì phải phục hồi vùng trồng cây sơn”.

 NGỌC HÀ

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top