Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Bà bầu nên hạn chế uống nước mía nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe

Chủ Nhật 01/09/2019 | 11:49 GMT+7

VHO- Nước mía rất tốt cho sức khỏe, đem lại nhiều lợi ích.Nhưng các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không dùng trong thời gian kéo dài.

Trong nước mía có thành phần chủ yếu là đường saccaro, ngoài ra còn chứa nhiều đồng, kali, kẽm... Chưa hết, nước mía còn cung cấp sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng khá nhiều các phytonutrient, chất chống ôxy hóa, protein và chất xơ hòa tan khác cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do là thức uống siêu ngọt nên nước mía lại tối kỵ đối với người già, trẻ em dưới 4 tuổi, người thừa cân béo phì, đặc biệt người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân. Đặc biệt, các chuyên gia còn khuyến cáo:

Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc:

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Đường ruột yếu không uống nước mía thường xuyên:

Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên. Cũng chính vì hàm lượng đường cao nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.

Một hệ lụy tất yếu của việc sử dụng nước mía kém vệ sinh thường xuyên chính là ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Cho dù một số người khỏe mạnh hơn, không bị hoặc ít khi bị đau bụng, tiêu chảy do uống nước mía bẩn, nhưng như thế không có nghĩa là không bị ảnh hưởng.

 

 Không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc. Ảnh minh họa

Những chất bẩn, các vi khuẩn trong đó vẫn có thể tích tụ và gây hại cho hệ tiêu hóa. Nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh cho dạ dày và hệ tiêu hóa bất cứ lúc nào.

Không uống khi muốn giảm cân:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột.

Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân, người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.

Không dùng nhiều khi mang thai:

Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường.

Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Theo Lao động

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top