Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Tình trạng xâm hại trẻ em đang diễn biến phức tạp

Thứ Ba 13/11/2018 | 16:53 GMT+7

VHO-Thảo luận ở hội trường Quốc hội ngày 13.11 về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, đại biểu Nguyễn Thái Học, đoàn Phú Yên nêu lên hai số liệu phản ánh tội phạm tăng trong đó tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên khiến người dân lo lắng, bức xúc.

Đại biểu Nguyễn Thái Học nêu lên số liệu đáng lo ngại khi tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên tăng 30,09% số vụ, 32,58% số đối tượng. Bên cạnh đó, tội hiếp dâm trẻ em tăng 2,47% trong khi thanh thiếu niên được xem là lực lượng rường cột của nước nhà, là tương lai tươi sáng của dân tộc. “Tội phạm ở độ tuổi này trên 30% là điều rất đáng quan ngại. Có những con số rất đáng suy ngẫm. Trong tổng số đối tượng phạm tội trong lứa tuổi thanh thiếu niên, 67% là ở độ tuổi từ 16-18 tuổi, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân là 21,3% trong đó là những người ông, cha, anh, em trực tiếp xâm hại, thầy cô giáo và nhân viên nhà trường là 6,2%, những người quen, những người hàng xóm là trên 60%”, đại biểu Học nói.

Cho rằng phải nhìn thẳng vào thực tế khi có một số cấp ủy chính quyền, các cơ quan ban ngành có quan tâm đến thực trạng này nhưng chưa quyết tâm, quyết liệt; cơ quan chức năng có làm, có hành động nhưng làm chưa đồng bộ, chưa thành phong trào, xu thế như đấu tranh phòng, chống tham nhũng; trong các cơ quan, tổ chức còn có nhiều người vẫn còn bàng quan, thờ ơ, đứng ngoài, thiếu trách nhiệm với tình hình tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, đại biểu Học đề nghị trong nghị quyết của Quốc hội cần nhấn mạnh đến yêu cầu đấu tranh phòng chống, ngăn chặn tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, ngăn chặn tội hiếp dâm trẻ em, để tuổi trẻ phát triển một cách lành mạnh, để nhiều trẻ em vô tư, trong sáng trong quá trình phát triển.

Đại biểu Triệu Thanh Dung. Ảnh: Quốc hội

Cũng đề cập đến tình trạng xâm hại trẻ em, đại biểu Triệu Thanh Dung, đoàn Cao Bằng nhận định, trong thời gian qua, tình trạng xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng, nhiều vụ việc nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, trên thế giới, cứ 4 trẻ em gái có 1 trẻ em bị xâm hại và tỷ lệ này là 1/6 ở trẻ em trai. Ở Việt Nam, trung bình cứ 8 giờ lại có một trẻ bị xâm hại.

“Theo báo cáo của Chính phủ, từ đầu năm 2018 đến nay, có 1.189 vụ, trong đó, có 457 vụ hiếp dâm trẻ em, tăng 2,47% so với cùng kỳ, 184 vụ dâm ô trẻ em, 548 vụ giao cấu với trẻ em. Hằng năm, các cơ quan y tế giám định khoảng 2.000 trẻ có dấu hiệu bị xâm hại trên 80% nạn nhân bị xâm hại tình dục là các bé gái. Tuy nhiên, những con số này mới chỉ là những vụ việc được báo cáo. Tôi tin rằng, trên thực tế, số vụ xâm hại trẻ em chắc chắn còn lớn hơn khi nhiều nạn nhân và gia đình không dám lên tiếng, những vụ việc chìm trong im lặng hoặc vì một lý do nào đó đã không được thống kê”, đại biểu Dung nói.

Cũng theo đại biểu Dung, dư luận rất phẫn nộ trước việc chính cha ruột và ông nội thông đồng cùng hiếp dâm con gái, cháu gái của mình khi mới 11 tuổi. Thầy giáo dâm ô với nhiều học sinh hay ông cụ hàng xóm đã 81 tuổi dâm ô với bé gái mới 16 tháng tuổi, nạn nhân bị xâm hại nhỏ nhất mới chỉ 16 tháng tuổi, còn thủ phạm thì có thể từ người chưa thành niên mới 15, 16 tuổi đến cụ ông 70, 80 tuổi, có thể là người dân tộc Kinh hay người dân tộc thiểu số. Xâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra ở thành thị, có thể ở nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, thống kê trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2018 của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cho thấy, đa phần trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân quen như số liệu đại biểu Nguyễn Thái Học đã nêu.

Sau khi chỉ ra nguyên nhân của nạn xâm hại tình dục trẻ em, từ sự suy đồi về đạo đức, lối sống của một bộ phận xã hội; sự lơ là, mất cảnh giác, thiếu kiến thức của gia đình; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục trẻ em chưa chặt chẽ…, đại biểu Dung kiến nghị một số giải pháp như cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao nhận thức, đạo đức, nhân cách của mỗi con người, đề cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc ngăn chặn, tố giác, lên án mạnh mẽ những hành vi xâm hại trẻ em…

THU SÂM

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top