Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Thư viện điện tử trong cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ Sáu 09/11/2018 | 11:14 GMT+7

(VHO)- Sáng 9.11 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức hội thảo “Phát triển thư viện điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0”. Bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã dự hội thảo.

Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà (Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL), việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong thời gian qua đã làm thay đổi phương thức hoạt động trong thư viện. Các Thư viện Việt Nam đã và đang chuyển dịch từ mô hình thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số hiện đại. Sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng và các thư viện. Thư viện điện tử  đã tạo ra cơ hội tiếp cận vốn tài liệu và nguồn lực thông tin, không bị giới hạn về không  gian và thời gian. Người đọc không cần đến thư viện vẫn khai thác được nguồn tài liệu với máy tính/ trang thiết bị thông minh có kết nối  Internet.

Phát triển thư viện điện tử trong thời đại công nghiệp 4.0

“Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy  việc xây dựng  thư viện điện tử ở Việt Nam, Bộ VHTTDL tổ chức “Hội thảo Phát triển thư viện điện tử ở Việt Nam đáp ứng  yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0” nhằm tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, nhà  quản lý và những người hoạt động thực tiễn cùng trao đổi để xác định được các cơ hội, thách thức các kinh nghiệm và giải pháp phát triển thư viện điện tử, nâng cao năng lực  cho các thư viện trong bối cảnh mới”, bà Vũ Dương Thúy Ngà nhấn mạnh.

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thư viện

Với sự phát triển của công nghệ, vị thế và vai trò  của thư viện cũng gia tăng. Thư viện đã và đang mang đến cho người đọc những cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở. Tài nguyên thông tin mà thư viện xây dựng, phát triển đã tạo ra cho bạn đọc khả năng tiếp cận vượt ra ngoài phạm vi của các bức tường thư viện. Cùng với việc xây dựng bộ sưu tập các tài liệu in, tài liệu đa phương tiện, nhiều thư viện đã chủ động thu thập dữ liệu, tài liệu số; xây dựng các chính sách  để truy cập, chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu. Đồng thời, tiến hành xử lý, lưu trữ và bảo tồn, quản lý dữ liệu; truyền thông, tổ chức cho mọi người, mọi đối tượng bạn đọc sử dụng.

Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 bên cạnh việc tạo ra nhiều cơ hội  cũng đặt ra cho ngành thư viện không ít thách thức phải vượt qua. Nếu không đổi mới phương thức hoạt động, các thư viện sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu và gia tăng khoảng cách so với cộng đồng thư viện thế giới. “Trước khi có cách mạng công nghiệp 4.0, nguy cơ này đã đặt ra với ngành thư viện, đặc biệt là thư viện ở Việt Nam trước tốc độ đổi mới của khoa học công nghệ. Khi cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện, tốc độ thay đổi của công nghệ sẽ còn cao hơn. Với thực tế đó, các thư viện không thay đổi cách thức  cung cấp dịch vụ và phương thức hoạt động thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu vắng bạn đọc và không thể hoàn thành sứ mệnh của mình là cung cấp thông tin và tri thức một cách hiệu quả”, Vụ trưởng Vụ Thư viện Vũ Dương Thúy Ngà lưu ý.

Nhiều giải pháp đã được "hiến kế"

Hội thảo thảo luận nhiều nội dung quan trọng như: nhận dạng tác động, cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động thư viện nói chung và thư viện điện tử nói riêng; thực trạng thư viện điện tử ở Việt Nam: điểm mạnh, điểm yếu và xác định giải pháp đột phá nhằm phát triển thư viện điện tử, tài liệu số đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0; vấn đề bản quyền trong thư viện điện tử; sự phối hợp, tương tác giữ thư viện, các NXB, nhà cung cấp giải pháp công nghệ cho các thư viện nhằm hình thành thư viện điện tử với các tiện ích thân thiện, thuận lợi cho người sử dụng; kinh nghiệm và mô hình thư viện điện tử tiên tiến tại Việt Nam và nước ngoài; đề xuất các nội dung cần quy định về thư viện điện tử trong Luật Thư viện và các văn bản quản lý Nhà nước.

(Tâm An)

Print
Tags:
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top