Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV: Cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Thứ Sáu 09/11/2018 | 09:31 GMT+7

VHO-  Góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vào chiều qua 8.11, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà trước hết là từ ngành giáo dục. “Tại sao chúng ta phải dùng từ Hán Việt mà không dùng những từ thuần Việt? Đến như tôi là một GS mà nhiều khi nghe cách gọi về các cấp học, tôi cũng không biết cháu mình đang học lớp mấy”, đại biểu Trí nói.

Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Theo đại biểu Trí, Luật Giáo dục không nên dùng các từ Hán Việt, gây khó hiểu như cách gọi các cấp học qui định trong dự thảo Luật là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong khi có thể sử dụng các từ thuần Việt, dễ hiểu là cấp 1, cấp 2, cấp 3. “Chúng ta hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà trước hết là ngay trong ngành Giáo dục”, đại biểu Trí nói.

Trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có qui định: “Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập trên cơ sở tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh”. Đại biểu Nguyễn Văn Được không đồng ý với qui định này. “Chúng ta có thể xã hội hoá cái gì thì xã hội hoá nhưng không thể xã hội hoá sách giáo khoa được. Việc xã hội hoá sách giáo khoa có thể huy động được nguồn lực từ các giáo sư, bác sĩ, nhà giáo về hưu nhưng sách giáo khoa là phải thống nhất, phải có những kiến thức định hướng rõ ràng. Dù rằng đã có qui định phải thông qua hội đồng thẩm định nhưng việc thẩm định sách phải được các cơ quan có trách nhiệm thực hiện. Việc qui định các cơ sở giáo dục có thể lựa chọn sách giáo khoa để dạy cũng dẫn đến tình trạng trong một tỉnh, có nhiều trường thì khi các trường lựa chọn sách giáo khoa khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng các bài học học khác nhau và khi thi ở cấp toàn quốc thì sự không thống nhất đó sẽ tính thế nào?”, đại biểu Được nêu câu hỏi.

Đại biểu Được cũng cho rằng việc đưa ra qui định về việc cha mẹ sẽ lựa chọn sách học cho con cũng không phù hợp với thực tiễn bởi trình độ của nhiều bậc phụ huynh còn chưa cao thì sao chọn được sách để dạy con. Trong các góp ý của mình, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng, Luật Giáo dục sửa đổi cần phải đưa ra những qui định về chương trình học của hệ thống trường quốc tế hoặc trường liên doanh với nước ngoài. “Dân ta phải biết sử ta. Trong thực tế đã có rất nhiều trường quốc tế áp dụng chương trình giáo dục hoàn toàn xa lạ với truyền thống dân tộc trong khi mục đích của một nền giáo dục là phải giáo dục con người Việt Nam có truyền thống, có lòng tự hào dân tộc. Vì thế phải có định hướng chung về giáo dục cho hệ thống trường này”, đại biểu Hiểu đề nghị.

THU SÂM

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top