Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Vụ "xẻ thịt" đất từng Sóc Sơn: Ai là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thứ Năm 08/11/2018 | 16:59 GMT+7

VHO - Hàng chục công trình xây dựng trên diện tích hàng nghìn đến hàng chục nghìn mét vuông của các cá nhân đã nhận chuyển nhượng tại khu vực rừng đặc dụng Sóc  Sơn – Hà Nội sẽ bị tháo dỡ trong nay mai, đó là sự cam kết  của chính quyền thành phố Hà  Nội. Nhưng một điều được đặt ra là: Ai sẽ là người đền bù cho những thiệt hại do các hành vi vi phạm trong quản lý đất đai này gây ra?

Hàng chục sổ đỏ đã được UBND huyện Sóc Sơn  cấp phép trái pháp luật 

Việc vi phạm các quy định trong quản lý, sử dụng đất đai và trật tự xây dựng tại huyện Sóc Sơn đã diễn ra từ nhiều năm nay, đã bị các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, phát hiện và kiến nghị xử lý, nhưng hơn chục năm, hàng nghìn héc ta đất rừng phòng hộ của huyện Sóc Sơn liên tục bị chuyển nhượng, sử dụng trái pháp luật. Đất rừng phòng hộ của Lâm trường Sóc Sơn xưa kia, được giao cho một số hộ gia đình thuộc Lâm trường hoặc trên địa bàn quản lý, sử dụng đúng mục đích, nhưng chỉ sau một thời gian, các hộ này đã chuyển nhượng cho nhiều cá nhân thuộc địa bàn khác (không thuộc huyện Sóc Sơn). Các cá nhân sau khi nhận chuyển nhượng đã “biến” đất rừng thành những khu biệt thự, nhà ở cao cấp mà người dân gọi là “biệt phủ”. Đặc biệt, việc chuyển nhượng đất rừng này đã được một số cán bộ, chính quyền cấp xã và huyện “tiếp tay” bằng cách cấp sổ đỏ hợp pháp hóa.

Trước đây, việc vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai diễn ra ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là những vi phạm mang tính nhỏ lẻ như người dân tự chuyển quyền sử dụng đất cho nhau với diện tích khoảng vài chục mét vuông theo hình thức giấy viết tay. Loại đất được sang tay kiểu này chủ yếu là đất nông nghiệp (còn được gọi là đất phần trăm). Người bán sẽ bán với giá rẻ, còn người mua chấp nhận rủi ro nếu không chuyển đổi được mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở lâu dài. Nhưng đối với vụ Sóc Sơn, cả nghìn héc ta rừng bị “xẻ thịt” để xây biệt phủ, nhà vườn một cách công khai, lại xuất phát từ việc chính quyền đã ngang nhiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng một cách trái pháp luật.

Sai phạm này cũng không phải không được phát hiện mà để kéo dài là do thiếu sự cương quyết trong xử lý vi phạm. Ngay từ những năm 2006, rồi 2008, và gần đây nhất là năm 2013, sau nhiều đợt thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn này, cơ quan thanh tra đã chỉ ra nhiều sai phạm và kiến nghị xử lý. Nhưng hàng chục năm trời, những kiến nghị này đã không được xử lý một cách dứt điểm, các công trình xây dựng vẫn ngang nhiên tồn tại khiến dư luận không khỏi băn khoăn về năng lực của các cơ quan hành pháp từ cấp xã, huyện đến thành phố.

Ai là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Việc hàng chục công trình xây dựng trên diện tích hàng nghìn đến hàng chục nghìn mét vuông của các cá nhân đã nhận chuyển nhượng sẽ bị tháo dỡ trong nay mai, đó là sự cam kết  của chính quyền thành phố Hà  Nội. Nhưng một điều được đặt ra là: Ai sẽ là người đền bù cho những thiệt hại này.

Việc khắc phục hậu quả của những vi phạm, đương nhiên là gây ra sự tốn kém về nhân lực, vật lực. Nếu người dân tự tháo dỡ công trình vi phạm thì phải bỏ ra một số tiền chi phí cho việc  thuê nhân công, máy móc,… như vậy sẽ gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu. 

Nếu chính quyền cưỡng chế việc tháo dỡ thì cũng phải huy động một lực lượng nhân công và trang thiết bị, máy móc và đương nhiên là tốn tiền của cho lực lượng thi hành công vụ này (nếu thuê ngoài thì phải trả công cho họ, nếu là “người nhà nước” thì ngày công lao động của họ được trả bằng thuế của dân”

Theo Luật sư Hoàng Minh Hiển (Văn phòng luật sư HHM Việt Nam),  trong trường hợp phải trả lại đất rừng thì cũng có 2 vấn đề được đặt ra: Nếu trên đất có công trình xây dựng được cấp phép thì chính quyền nơi cấp phép xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho hậu quả do hành vi vi phạm (cấp giấy chứng nhận, cấp giấy phép không đúng quy định pháp luật) của mình gây ra; Nếu công trình xây dựng không phép hoặc trái phép phải tháo dỡ và đất bị thu hồi thì người vi phạm phải bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra.

Vậy tiền ở đâu để bồi thường khi huyện làm sai? Theo Điều 14 Luật trách nhiệm bồ thường Nhà nước, quy định cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 52 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước thì khoản tiền để bồi thường nêu trên sẽ được trích từ ngân sách Nhà nước do UBND huyện Sóc Sơn quản lý.

Như vậy, sau khi xử lý sai phạm về quản lý và sử dụng đất đai, chính quyền huyện Sóc Sơn sẽ phải chuẩn bị phương án và một khoản ngân sách rất lớn để bồi thường cho người dân.

Hoàng Hương

 

Print
Tags:
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top