Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Nguyễn Nhược Pháp không chỉ có "Chùa Hương"

Thứ Ba 06/11/2018 | 14:53 GMT+7

VHO- Nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp (1938-2018)”, NXB Phụ nữ ra mắt hợp tuyển “Hoa một mùa” tập hợp toàn bộ các sáng tác thơ, truyện ngắn, kịch, và phê bình văn học bằng tiếng Pháp của Nguyễn Nhược Pháp.

Bìa hợp tuyển “Hoa một mùa”

Từ trước đến nay, Nguyễn Nhược Pháp - con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam là một nhà thơ trữ tình với áng thơ nổi tiếng “Chùa Hương”. Đặc biệt, khi bài thơ này được phổ nhạc, tên tuổi Nguyễn Nhược Pháp lại càng bị “đóng đinh” với bài hát này.

Tuy nhiên, it người biết rằng, ngoài sáng tác thơ, ông còn viết truyện ngắn, kịch và là tác giả của nhiều bài phê bình văn học thể hiện một nhãn quan tinh tường, mẫn cảm. Tuy chỉ có một cuộc đời ngắn ngủi, mới hai mươi bốn tuổi, Nguyễn Nhược Pháp đã phải rời cõi tạm, song khối lượng những sáng tác ông để lại sẽ khiến chúng ta phải kinh ngạc và thán phục một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Mới đây, NXB Phụ nữ đã xuất bản cuốn "Hoa một mùa". Cuốn sách được biên soạn bởi Nguyễn Lân Bình- cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh, người gọi Nguyễn Nhược Pháp bằng bác ruột. 

Sách giới được chia thành nhiều phần, trog đó có 3 truyện ngắn (Tình trẻ thơ, Mẹ và con, Bức thư), 6 vở kịch (Một chiều chủ nhật, Khỏi nấc, Sầm Sơn, Bữa cơm, Người học vẽ, Người lao), 10 bài thơ (Chùa Hương, Sơn Tinh- Thủy Tinh, Mỵ Châu, Giếng Trọng Thủy, Tay ngà, Mỵ Ê, Một buổi chiều xuân, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Đi cống, Mây) và 10 bài phê bình bằng tiếng Pháp (về Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, truyện Vua Hàm Nghi, Đời mưa gió, bài thơ Vần và điệu, sân khấu kịch đương thời...).

Một chàng trai còn quá trẻ nhưng lại nhìn cuộc đời theo cái cách của người già như nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét, phải chăng vì quá ư nhiều tha thiết với cuộc đời, cho nên trong một khoảng thời gian ngắn đã sáng tác được khối tác phẩm không hề nhỏ kia với một bút lực khỏe khoắn và dồi dào năng lượng.

Nguyễn Nhược Pháp viết văn, làm thơ, kịch, và cả viết phê bình nữa bằng một cái duyên bút mực hết sức nhã nhặn, đằm thắm mà không hề kém phần uy mua, hài hước kín đáo. Có cảm tưởng đằng sau mỗi con chữ lại là một nụ cười mỉm của chàng thanh niên cứ lặng lẽ quan sát và cảm nhận cuộc sống theo cách riêng của mình về đời sống văn hóa của xã hội Việt Nam buổi giao thời đồng thời đâu đó chúng ta cũng cảm nhận phảng phất những nỗi buồn trong góc khuất của một tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, cô đơn.

Hoàng Thu

 

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top