Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Xung quanh vụ thú hoang nuôi tại vườn thú Công viên nước Củ Chi (TP.HCM): Có hay không chuyện ngược đãi, bỏ đói?

Thứ Hai 05/11/2018 | 09:16 GMT+7

VHO- Liên quan đến thông tin Khu du lịch Công viên nước Củ Chi, TP.HCM bị ‘tố” có hành vi ngược đãi, bỏ đói động vật cho đến chết, chiều 3.11, trong vai khách tham quan, chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu và ghi nhận sự việc.

 Một con hổ hơn 1 năm tuổi được sinh ra khỏe mạnh tại vườn thú

Hiện có 41 loài đang được nuôi dưỡng và chăm sóc tại đây. Điều kiện môi trường nuôi nhốt và chăm sóc sạch sẽ, thông thoáng… Từng loài động vật được cung cấp đầy đủ nước uống và thức ăn phù hợp. Một số động vật được mạng mạng xã hội đăng tải trước đây và cho rằng bị ngược đãi, sống trong môi trường như “ngục tù” như khỉ, đại bàng đã được điều trị khỏi bệnh và trở về sống chung với đàn.

Trao đổi với Văn Hóa, ông Nguyễn Hữu Trực, Phó Giám đốc Công ty Đặng Vinh (chủ đầu tư khu du lịch) phụ trách việc nuôi và chăm sóc động vật tại vườn thú cho biết, vừa qua có một số động vật của vườn thú như khỉ, đại bàng bị bệnh nên đơn vị phải cách ly để chăm sóc tốt hơn. Đến nay đã khỏe mạnh, phát triển tốt. Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã kiểm tra và cũng kết luận như vậy.

Tuy nhiên, tại thời điểm nuôi cách ly, thiếu sót của khu du lịch là chưa kịp che chắn và gắn biển báo nên một số du khách hiểu nhầm về những con vật đang bị bệnh, không phân biệt được chuồng cách ly và chuồng nuôi, rồi chụp hình đăng lên mạng xã hội cho rằng vườn thú ngược đãi động vật. “Chúng tôi tự bỏ ra số tiền lớn để nhập nhiều loài động vật từ nước ngoài về, rồi đầu tư hệ thống chuồng trại, vốn liếng và công sức chúng tôi đổ vào đây biết bao nhiêu thì không có lý gì chúng tôi phải hành hạ, bỏ đói động vật đến chết. Tất cả động vật nuôi tại vườn thú thuộc quyền sở hữu của chúng tôi. Chúng tôi không điên dại gì tự đi hủy hoại tài sản của mình”. Ông Trực vừa bức xúc vừa nói.

Cũng theo ông Trực, mỗi ngày vườn thú nhập về khoảng 70 kg thịt tươi có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để chế biến làm thức ăn cho các thú nuôi ở đây. Vườn thú cũng có hai bác sĩ thú y thường xuyên theo dõi thăm khám, phòng và chữa bệnh kịp thời cho các loài thú nuôi. Đối với những thú nuôi phát hiện bị bệnh sẽ được cách ly để chăm sóc và tránh tiếp xúc với du khách.

 Chim đại bàng bị thương một mắt đã được chữa khỏi

Sau thông tin bị “tố” ngược đãi động vật hoang dã, cơ quan quản lý đã tiến hành kiểm và kết luận không có chuyện ngược đãi động vật như thông tin trên mạng xã hội. Trao đổi với Báo Văn Hóa, ông Lâm Tùng Quế, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cho biết, ngày 31.10 đơn vị này đã đến kiểm tra điều kiện nuôi nhốt và chăm sóc động vật hoang dã tại vườn thú của Khu du lịch Công viên nước Củ Chi. Qua đó nhận thấy không có động vật nào bị ngược đãi hay bỏ đói như thông tin trước đó. Riêng đối với hai cá thể khỉ đuôi lợn và một cá thể đại bàng do bị bệnh nên được vườn thú cách ly để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt hơn, đến nay đã hết bệnh và phát triển tốt. Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cũng yêu cầu Công viên nước Củ Chi thực hiện thay đổi và đặt khay đựng thức ăn cho thú đúng nơi để đảm bảo vệ sinh thức ăn cho động vật. Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y và phù hợp với từng loài thú riêng. Thường xuyên báo cáo tình hình nuôi dưỡng động vật hoang dã với cơ quan chức năng.

Còn về số lượng đàn thú sụt giảm, hiện chỉ còn 41 loài, ông Trực lý giải do công ty xin phép chuyển đến khu du lịch bảo tồn ở tỉnh Đắk Nông để có điều kiện tự nhiên phù hợp hơn cho các loài sinh trưởng và phát triển nên có một số chuồng trại còn bỏ trống. Chứ không có chuyện động vật nuôi bị chết làm sụt giảm về số lượng. Thậm chỉ hổ chúng tôi nuôi tại đây vẫn sinh con như trong môi trường sống tự nhiên, tăng thêm số lượng chứ làm gì có giảm. Chính vì vậy mà vườn thú được nhiều nơi chọn làm mô hình mẫu để tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm nuôi dưỡng động vật hoang dã trên cả nước.

Để tìm hiểu thêm việc một số động vật nuôi dưỡng ở đây bị bệnh có phải do bị ngược đãi hay không, một chuyên gia chuyên về các động vật hoang dã nuôi nhốt tại TP.HCM cho biết: Từ môi trường tự nhiên trở về môi trường nuôi nhốt các động vật hoang dã bị bệnh là chuyện bình thường ngay cả trong điều kiện chăm sóc rất tốt. Trong môi trường tự nhiên động vật hoang dã vẫn bị bệnh nhưng chúng ta ít phát hiện mà thôi. 

P.NAM - H.HẢI

 

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top