Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Đẩy lùi thách thức trong bảo hộ quyền tác giả trên môi trường số

Thứ Sáu 02/11/2018 | 14:27 GMT+7

VHO-Ngày 2.11 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp  với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo “Quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số”. Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động hợp tác thường niên giữa Việt Nam- Đan Mạch nhằm thúc đẩy phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có  bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

Tiếp nối diễn đàn bản quyền Việt Nam- Hàn Quốc vừa diễn ra tại Hà Nội, với sự tham gia của các chuyên gia bản quyền đến từ Việt Nam, Đan Mạch, Hàn Quốc, hội thảo “Quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số” tiếp tục là sự thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt trên môi trường số vốn đang có nhiều diễn biến phức tạp.

Theo ông Bùi Nguyên  Hùng (Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ VHTTDL), nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới thì yếu tố quan trọng đầu tiên là việc thực thi có hiệu quả các điều ước quốc tế cũng như các quy định pháp luật có liên quan. Trong thời gian qua, Việt Nam đã liên tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống chính sách pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn trong nước và quốc tế. Trong đó có nhiều chuẩn mực  cao hơn so với những công ước về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan mà Việt Nam đã tham gia trước đây.

Các đại biểu dự hội thảo

Cũng theo ông Bùi Nguyên Hùng, một trong  những giải pháp để thúc đẩy thực thi có hiệu quả những hiệp định, chính sách pháp luật về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan là  đẩy mạnh, nâng cao  hiệu quả của công tác truyền thông. Trong lĩnh vực quyền tác giả, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều quốc gia nhiều kinh nghiệm như Hàn Quốc, Đan Mạch.

 “Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và ĐSQ Đan Mạch tại Hà Nội tổ chức hội thảo nhằm nhìn nhận, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, đặc biệt từ khía cạnh pháp lý và thực thi chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan. Kinh nghiệm thực tiễn do các chuyên gia về bản quyền, luật sư quốc tế cũng như chia sẻ từ các chủ thể quyền, các đối tượng liên quan khác đã cung cấp cho các nhà quản lý, chuyên gia bản quyền tại Việt Nam thêm nhiều thông tin, bài học bổ ích. Qua đó, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và trên môi trường số nói riêng...”, ông Bùi Nguyên Hùng khẳng định.

Nhiều giải pháp thiết thực đã được đưa ra tại hội thảo

Bà Louise Holmsgaard, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam  nhận định, hội thảo về quyền tác giả, quyền liên  quan trong môi trường số có ý nghĩa thiết thực trong việc trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam và quốc tế nhằm khỏa lấp những “khoảng trống” về thực thi các quy định pháp luât, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm khắc phục những thách thức đang đặt ra về bảo vệ quyền tác giả trong môi trường số.

“Bảo vệ và thực thi quyền tác giả trong môi trường số đang tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, mặc dù đó là một lĩnh vực rất quan trọng nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Chỉ khi quyền tác giả được bảo hộ thì các lĩnh vực văn hóa, sáng tạo mới được duy trì như một ngành công nghiệp mang đến quyền lợi cho các nghệ sĩ và giới sáng tạo, chủ thể quyền. Từ đó sẽ thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và công nghiệp sáng tạo…”, Bà Louise Holmsgaard chia sẻ.

Cũng theo các ý kiến tại hội thảo, Việt Nam có tiềm năng để thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo, tuy nhiên cũng cần nhiều năng lực để thúc đẩy thực thi các chính sách pháp luật về quyền tác giả  và quyền liên quan. Đặc biệt là vấn đề xử lý những vi phạm về bản quyền trong môi trường số. “Thế giới đang có nhiều thay đổi nhanh chóng, Việt Nam cần thường xuyên cập nhật để khai phá  tiềm năng và ứng phó với những biến đổi này, trong đó cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một hệ thống quy phạm pháp luật với quy định mới, phù hợp thực tế...”, theo Phó Đại sứ Louise Holmsgaard.

Chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ quyền tác giả trên môi trường số

Nhiều ý kiến, kiến nghị và giải pháp thiết thực xoay quanh bốn chuyên đề đã được các chuyên gia, diễn giả phân tích, thảo luận cởi mở, thẳng thắn và đa chiều như: Tổng quan về pháp luật- quản lý- thực thi quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam; Những thách thức  trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số, kinh nghiệm của Đan Mạch và một số quốc gia trên thế giới; Thực trạng hoạt động khai thác, sử dụng tài sản quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số; Giải pháp tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu thực thi trong môi trường số.

PHƯƠNG NGÂN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top