Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các thành viên Chính phủ phải thực hiện nêu gương

Thứ Sáu 02/11/2018 | 08:58 GMT+7

VHO- Với thái độ thẳng thắn và đầy trách nhiệm trong phần trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội vào chiều qua 1.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ phải thực hiện nêu gương tốt hơn, tăng cường kiểm tra công vụ của các Cục, Vụ, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. 

 Toàn cảnh phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Ảnh: QUỐC KHÁNH

 Để không đuổi gà qua đám giỗ 

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. HCM) về những giải pháp để bộ máy của Chính phủ mình hoạt động “đều tay”, trách nhiệm, hiệu quả hơn, Thủ tướng đã dùng hình ảnh năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn, và cho rằng bàn tay chụm lại tạo thành đoàn kết, nhất trí của các thành viên Chính phủ. Ông nói sẽ chỉ đạo, đôn đốc tốt hơn công việc của các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố. “Có một câu cho rằng “trăm dâu đổ đầu tằm”. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong lĩnh vực còn yếu kém”, Thủ tướng nói. 

Tại diễn đàn Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành tự rèn luyện, tự học tập, đổi mới sáng tạo, sát dân, sát cơ sở, sát địa phương để không “đuổi gà qua đám giỗ”, sơ sài, vô trách nhiệm, sợ gian khổ. Nếu Bộ trưởng, Trưởng ngành có vi phạm nặng thì sẽ phải đổi công tác cho phù hợp. “Nước ta có dân số đông, điều hành có nhiều rủi ro và phức tạp, trong khi nhiều thành viên Chính phủ đảm đương nhiệm vụ trong nhiệm kỳ đầu nên rất mong đại biểu Quốc hội thông cảm”, Thủ tướng bày tỏ. 

  “Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt, giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; xây dựng cơ chế huy động toàn xã hội tham gia xây dựng văn hóa, quan tâm đến yếu tố gia đình, giáo dục, tăng cường đầu tư cho xây dựng các thiết chế văn hóa. Triển khai Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch theo quy định của pháp luật, chú trọng liên kết du lịch các vùng miền, phát huy được thế mạnh của từng địa phương; phát huy hiệu quả của du lịch di sản. 

Làm tốt công tác trùng tu, tu bổ di tích, xây dựng cơ chế huy động nguồn lực cho hoạt động trùng tu, tu bổ di tích, phát huy giá trị đối với các di tích lịch sử, văn hóa, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội”. (Trích phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn) 

Không để tái diễn vụ “Con Cưng” hay phạt tiền khi đổi 100 USD 

Trước đó, trong bài phát biểu của mình, nhận định rằng tương lai phụ thuộc vào quyết tâm và hành động của chúng ta ngày hôm nay, Thủ tướng cho rằng hơn lúc nào hết, chúng ta cần quyết liệt hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chú trọng cải cách tư pháp, bảo vệ quyền tài sản, quyền công dân, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, kiểm soát quyền lực; đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chạy chức, chạy quyền, chạy dự án; đề cao kỷ luật kỷ cương trong toàn bộ hệ thống chính trị; đẩy mạnh tinh giản biên chế, làm cho bộ máy nhà nước trở nên tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. 

Đề cập đến những vụ việc cụ thể đang gây bức xúc trong dư luận, Thủ tướng nói: “Tôi xin nêu một ví dụ, chúng ta cần rút kinh nghiệm sâu sắc và không để tái diễn vụ việc “Con Cưng” hay gần đây là vụ phạt tiền 90 triệu đồng đối với hành vi đổi 100 USD không đúng quy định. Nhân đây tôi đề nghị sửa lại Nghị định 96/2014/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng). 
Kiến tạo môi trường thuận lợi 
Theo người đứng đầu Chính phủ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã gần 3 năm, dù tình hình kinh tế thế giới biến động phức tạp, khó lường, nhiều mặt không thuận lợi đối với một nước hội nhập sâu như Việt Nam, nhưng chúng ta đã giữ được ổn định chính trị - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao với chất lượng được cải thiện. Thành quả này nhờ nỗ lực chung cả cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực để phát triển mạnh mẽ và cải thiện hơn nữa cuộc sống của nhân dân. 

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu, điều này cho thấy các hộ gia đình vẫn đang leo cao hơn trên nấc thang kinh tế sau khi thoát nghèo. Đây là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kiến tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững, mọi người dân đều có cơ hội cùng tiến lên chứ không phải bị bỏ lại phía sau. 

  Bộ sẽ xây dựng và trình Chính phủ Chiến lược phát triển du lịch mới

 Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Kim Yến (TP.HCM) về giải pháp cho thực trạng thiếu sự quy hoạch tổng thể cho du lịch quốc gia đang làm lãng phí tiềm năng của đất nước cũng như hạn chế sự phát triển của ngành du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết bên cạnh những kết quả đã đạt được thì du lịch Việt Nam còn tình trạng manh mún, lãng phí trong phát triển. 

Để khắc phục tình trạng này,Bộ đã tập trung vào các giải pháp cụ thể. Trước hết là tập trung thực hiện Luật Du lịch 2017, Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thứ hai, xây dựng và trình Chính phủ đề án Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bởi chiến lược trước đó đã không còn phù hợp. Khi đề ra mục tiêu là đến năm 2020 du lịch VN đạt 10 triệu lượt khách quốc tế thì đến năm nay khả năng chúng ta sẽ đạt 16 triệu lượt khách quốc tế. Bộ cũng xây dựng, trình Chính phủ Đề án cơ cấu lại ngành Du lịch, đáp ứng yêu cầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tiếp tục hướng dẫn các địa phương trong phát triển du lịch ở 4 lĩnh vực cụ thể là liên kết phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và liên kết trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch. 

 THU SÂM
 

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top