Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Có còn ai quan tâm di tích quốc gia hang Hỏa tiễn?

Thứ Sáu 02/11/2018 | 08:43 GMT+7

VHO-  Di tích lịch sử quốc gia hang Hỏa tiễn là câu chuyện đầy bi tráng về sự hy sinh của 33 thanh niên xung phong thuộc Tổ 4, đơn vị C271, đội 27 khi đang làm nhiệm vụ vá lại tuyến đường sắt từ Hàm Rồng vào thị xã Vinh (nay TP Vinh, Nghệ An). Nhưng khi đến đây dường như ai cũng cảm thấy chạnh lòng trước sự quan tâm đầu tư, chăm sóc cho di tích…

 Cửa hang Hỏa tiễn, nơi 33 TNXP hy sinh gần như không được quan tâm chăm sóc

Tìm đến di tích hang Hỏa tiễn thuộc phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu-Nghệ An), chúng tôi phải lặn lội trên con đường giao thông độc đạo từ quốc lộ 1A với vô số ổ voi, ổ gà. Trời nắng thì mịt mù khói bụi, trời mưa chẳng biết đâu là đường. Bà Đặng Thị Doanh, cựu TNXP Tổ 4, C271, đội 27 thường xuyên đến thăm viếng đồng đội cho biết, đường sá như thế thì còn ai dám tìm đến hương khói. “Mặc dù là di tích cấp quốc gia nhưng chẳng thấy sự đầu tư vào cụm công trình này, nếu có thì rất hạn chế. Tôi nghĩ thế hệ sau nên có những hành động cụ thể để tri ân công ơn của người đi trước chứ”, bà Doanh buồn rầu nói rồi lững thững bước đi thắp từng nén nhang lên mộ những đồng đội năm xưa giữa trời nắng gắt. 

Trước cửa hang, nơi được xác định là địa điểm hy sinh của 33 thanh niên xung phong năm xưa, cây cỏ mọc um tùm, bịt kín cả những lối đi. Ngoài tấm bia đá khắc ghi tên các liệt sĩ đã ngã xuống thì không có biển báo nào để chỉ dẫn cho khách tham quan hiểu biết một cách đầy đủ về giá trị của di tích. Đáng trách hơn, xung quanh khu vực của hang Hỏa tiễn còn bị xâm hại bởi nạn khai thác đá… 

Ngoài địa điểm hang Hỏa tiễn, cụm di tích này còn có nghĩa trang Liệt sĩ và Nhà tưởng niệm. Nhà tưởng niệm 33 liệt sĩ được cán bộ, công nhân Xí nghiệp Đá Hoàng Mai xây dựng vào năm 2001 và được nâng cấp thành nơi thờ tự vào năm 2007. Nhà tưởng niệm có diện tích 418,5m2, tuy nhiên diện tích thực tế khu vực thờ tự hiện rất nhỏ, khoảng 70m2. Trong vùng đất quy hoạch của Khu di tích đang tồn tại khu vực phía sau Nghĩa trang Liệt sĩ Đường sắt hiện đang bị người dân lấn chiếm, xây dựng khu lăng mộ của gia đình, dòng họ; tồn tại một số công trình của người dân như nhà máy gạch, trang trại chăn nuôi… 

 Đường vào Di tích 

Không có biển báo chỉ dẫn, ai biết "đây là đâu"

Sau khi được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, cụm di tích hang Hỏa tiễn do chính quyền địa phương quản lý. Ngành Đường sắt đã kêu gọi cán bộ công nhân viên toàn ngành đóng góp làm đường bê tông vào khu di tích, tuy nhiên địa phương chưa đồng ý. 

Nói về những bất cập ở khu di tích lịch sử quốc gia hang Hỏa tiễn, ông Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Công ty cổ phần Đá Hoàng Mai chia sẻ, rất mong muốn các cấp, các ngành cùng với toàn xã hội có sự đầu tư để tôn vinh những đóng góp to lớn của các TNXP trong quá trình bảo vệ huyết mạch giao thông quốc gia, phát huy khu di tích là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

 Hang Hỏa tiễn nằm trong dãy núi Eo Kín thuộc thị xã Hoàng Mai. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, hang đá này được Tổ 4, đơn vị C271, đội 27 TNXP chọn làm nơi trú ẩn trong thời gian phục vụ bảo vệ huyết mạch giao thông tại khu vực Hoàng Mai. Ngày 28.4.1966, trong khi Tổ 4 đang trú ẩn tại hang thì bị máy bay Mỹ bắn tên lửa (hỏa tiễn) làm 33 TNXP hy sinh, vì vậy, người dân gọi là hang Hỏa tiễn. 

 PHẠM TƯỚC

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top