Chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Hội Liên hiệp Phụ nữ VN: Những nỗ lực không mệt mỏi

VH- Đã thành thông lệ cứ mỗi năm Hội Liên hiệp Phụ nữ VN và Bộ VHTTDL lại ký kết chương trình phối hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch. Cho đến năm 2017 thì việc làm này đã được ghi nhận bởi sự phối hợp đã trở nên chặt chẽ và được triển khai hiệu quả với nhiều hình thức hoạt động phong phú từ trung ương đến địa phương trong hệ thống hai cơ quan.

Chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Hội Liên hiệp Phụ nữ VN: Những nỗ lực không mệt mỏi - Anh 1

Liên hoan "Tuyên truyền viên xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, phòng chống tệ nạn xã hội" năm 2017

Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ VN hiện có 43/63 tỉnh, thành phố đã phối hợp với các Sở VHTTDL xây dựng và ký kết triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp với rất nhiều nội dung: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc, Ngày gia đình Việt Nam, Tháng hành động quốc gia về PCBLGĐ, Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ,… Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội, cộng tác viên về công tác gia đình; xây dựng các tài liệu truyền thông về giáo dục đời sống gia đình, phòng chống bạo lực gia đình; Duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả về “Xây dựng gia đình hạnh phúc” “Phòng chống bạo lực gia đình”, “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”; Tổ chức và tham gia Hội thi “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc 5 không, 3 sạch”, “Hội thi nấu ăn, GĐ điểm 10”, Hội thi chủ nhiệm CLB gia đình giỏi”, Hội thảo - Tọa đàm “Vai trò người phụ nữ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới”...

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ, các thành viên trong gia đình và cộng đồng về giáo dục gia đình, PCBLGĐ được triển khai ở các cấp Hội với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Đơn cử như Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm mô hình phòng, chống bạo lực gia đình” nhằm tăng cường hoạt động hiệu quả các mô hình PCBLGĐ và công tác PCBLGĐ tại cơ sở. Truyền thông chuyên đề về bình đẳng giới và kỹ năng PCBLGĐ, giáo dục đời sống gia đình tại 8 tỉnh/thành đã thu hút hơn 1.300 nam nữ thanh niên và cộng đồng.

Chương trình phối hợp giữa Bộ VHTTDL và Hội Liên hiệp Phụ nữ VN: Những nỗ lực không mệt mỏi - Anh 2

 Hội thi "Gia đình điểm 10"

Công tác truyền thông tổchức chuỗi hoạt động nhân kỷ Ngày Quốc tếhạnh phúc (20.3), Ngày Gia đình Việt Nam (28.6) được các cấp Hội đẩy mạnh, với các hoạt động Tọa đàm về gia đình, Hội thi gia đình hạnh phúc, Hội chợ, Triển lãm về các chủ đề gia đình, trẻ em… Các hoạt động có sức lan tỏa trong cộng đồng, tôn vinh những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao. Các hoạt động tiêu biểu như: Hội nghị biểu dương gia đình hạnh phúc tiêu biểu với chủ đề “Gia đình - điểm tựa hạnh phúc” (Nghệ An), “Giao lưu, gặp mặt hộ gia đình đăng ký vượt nghèo”, hội thi “Nấu ăn - Gia đình điểm 10”, “Bố mẹ với giáo dục trẻ vị thành niên nấu ăn với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” (Quảng Trị) , Triển lãm ảnh “Gia đình yêu thương”, Sân chơi thiếu nhi “Em vui chơi - Em sáng tạo”, tuyên truyền trên loa phát thanh, hái hoa dân chủ về chủ đề gia đình hạnh phúc (Điện Biên). Nói chuyện chuyên đề về văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp công sở và nghệ thuật làm vợ, làm mẹ, làm con dâu thời kỳ hội nhập (Lai Châu). Hội thi “Tìm hiểu kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc, Tọa đàm với chủ đề “Nữ công nhân năng động, sáng tạo, tự tin, tự trọng, trung hậu đảm đang” (Lạng Sơn), tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc (Hải Dương). Diễn đàn “Kết nối yêu thương - Thắp lửa gia đình”, phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em (Hải Phòng), Phát động cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh đồng loạt thực hiện “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” vào 17h-19h ngày 28/6 (Hưng Yên). Giao lưu về chủ đề “Phụ nữ với gia đình” (Nam Định). Hội thi “Hát vềmẹ”, “Kểchuyện vềmẹ”, “Tìm hiểu kiến thức vềgia đình hạnh phúc” (Bình Dương).

Tại các cấp Hội, các hoạt động PCBLGĐ đã được tổ chức thông qua các hoạt động như truyền thông cộng đồng, lễ mít tinh, lễ phát động, hội thi, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, diễn đàn, sân khấu hóa... nhằm tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; chú trọng các nội dung về xây dựng gia đình. Nhiều hoạt động truyền thông cộng đồng được tổ chức với quy mô lớn, tạo khí thế chung trong toàn xã hội, trong đó tập trung tổ chức hưởng ứng trong Chiến dịch truyền thông Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Ngày Thế giới xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11). Các hoạt động tiêu biểu như: Hội thi sân khấu hóa về Bình đẳng giới và PCBLGĐ (Lào Cai); Đối thoại hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng về bình đẳng giới trong gia đình (Quảng Bình). Liên hoan tuyên truyền về Bình đẳng giới và PCBLGĐ (Lạng Sơn); Nói chuyện chuyên đề về các chính sách liên quan đến gia đình như Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình (Bắc Ninh). Tọa đàm về “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình trên cơ sở giới và Kỹ năng tư vấn phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em” (Nam Định). Tổ chức Chiến dịch truyền thông PCBLGĐvới chủ đề “Ảnh hưởng của hậu quả bạo lực gia đình đối với trẻ em và phương pháp giúp phụ huynh hoặc người chăm sóc hỗ trợ trẻ tích cực” (Bắc Ninh)...

Rõ ràng những nỗlực không mệt mỏi trong sự phối hợp giữa hai cơ quan đã mang lại hiệu quả đáng kể trong năm 2017 và nhiều năm nay. Năm 2018, Bộ VHTTDL và Hội Liên hiệp Phụ nữ VN lại tiếp tục ký kết chương trình phối hợp về “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch” giai đoạn 2018-2022. Theo Chương trình ký kết, trong giai đoạn 2018-2022, hai cơ quan sẽ triển khai một số nội dung trên các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch. Phương châm là sẽ chọn những trọng tâm của từng đầu việc trên các lĩnh vực để phát huy hiệu quả.

 Ngày hội gia đình Việt Nam 2017, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức thành công với các cuộc thi: Liên hoan “Tuyên truyền viên xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, phòng chống tệ nạn xã hội”; Hội thi nấu ăn “Gia đình điểm 10” và Hội thi văn nghệ “Tài năng gia đình”…

 ​Ở cấp địa phương, một số tỉnh, thành chưa thực hiện và chủ động trong công tác phối hợp nên kết quả thực hiện còn hạn chế. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình phối hợp chưa được bố trí nhằm đạt được mục đích và nội dung của chương trình phối hợp. Việc thực hiện chủ yếu vẫn được lồng ghép các nhiệm vụ của hai cơ quan. Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình chủ yếu là kiêm nhiệm nên trình độ năng lực còn hạn chế nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và vùng tôn giáo. Hai ngành cần quan tâm bố trí nguồn ngân sách hợp lý cho các hoạt động triển khai chương trình phối hợp, chú trọng các hoạt động truyền thông và nâng cao năng lực cho cán bộ hai bên trong triển khai thực hiện công tác gia đình.

(Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương)

Hà Nhung

   

Ý kiến bạn đọc